Luận Văn Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình và Dự thảo Luật Nuôi con nuôi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình và Dự thảo Luật Nuôi con nuôi

    MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CHA, MẸ NUÔI - CON NUÔI


    1.1 Bản chất của việc nuôi con nuôi 4


    1.1.1 Bản chất xã hội lịch sử 4


    1.1.2 Bản chất pháp lý .5


    1.2 Lý luận chung về quan hệ cha, mẹ nuôi - con nuôi 10


    1.2.1 Khái niệm 10


    1.2.2 Phân loại nuôi con nuôi .11


    1.2.2.1 Theo phong tục Việt Nam 11


    1.2.2.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi (Dự thảo lần 5, kỳ họp thứ 7 - Quốc Hội Khóa XII) . 15


    1.2.3 Nguyên tắc trong việc giải quyết nuôi con nuôi 16


    1.2.3.1 Theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2000 .16


    1.2.3.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi (Dự thảo lần 5, kỳ họp thứ 7 - Quốc Hội Khóa XII) 17


    1.2.4 Những điểm giống và khác nhau về nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi giữa Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và Dự thảo Luật Nuôi con nuôi 19


    1.2.5 Nguyên nhân của việc cho và nhận con nuôi 20


    1.2.5.1 Nguyên nhân của việc cho con nuôi 20


    1.2.5.2 Nguyên nhân của việc nhận con nuôi 20


    1.2.5.3 Những nguyên nhân khác của việc cho và nhận con nuôi .21


    1.2.6 Ý Nghĩa của việc nuôi con nuôi 21


    CHƯƠNG 2


    XÁC LẬP QUAN HỆ CHA, MẸ NUÔI VÀ CON NUÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2000 VÀ Dự THẢO LUẬT NUÔI CON NUÔI


    2.1 Điều kiện về xác lập quan hệ cha, mẹ nuôi - con nuôi 23


    2.1.1 Điều kiện liên quan đến người nhận nuôi con nuôi 23


    2.1.1.1 Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 .23

    2.1.1.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi (Dự thảo lần 5, kỳ họp thứ 7 - Quốc Hội Khóa XII) .29


    2.1.2 Điều kiện liên quan đến người được nhận làm con nuôi 30


    2.1.2.1 Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 .30


    2.1.2.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi (Dự thảo lần 5, kỳ họp thứ 7 - Quốc Hội Khóa XII) .33


    2.1.3 Vấn đề về quan hệ thân thuộc 35


    2.2 Trình tư, thủ tục nhân nuôi con nuôi .36


    2.2.1 Hồ sơ nhận con nuôi 36


    2.2.2 Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của luật hiện hành .38


    2.2.2.1 Xem xét hồ sơ 38


    2.2.22 Đăng ký và giao nhận con nuôi 39


    2.2.2.3 Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi ở vùng dân tộc thiểu số .39


    2.2.3 Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi ( Dự thảo lần 5, kỳ họp thứ 7 - Quốc Hội Khóa XII) .41


    2.2.3.1 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi 41


    2.2.3.2 Báo cáo và theo dõi việc thực hiện nuôi con nuôi .42


    2.3 Hiệu lực của việc nuôi con nuôi 42


    2.3.1 Theo quy định của Luật hiện hành 42


    2.3.1.1 Quan hệ với gia đình người nuôi .42


    2.3.1.2 Quan hệ với gia đình gốc .47


    2.3.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi ( Dự thảo lần 5, kỳ họp thứ 7 - Quốc Hội Khóa


    XII) 49


    2.3.2.1 Đối với con nuôi đơn giản 49


    2.3.2.2 Đối với con nuôi trọn vẹn .50


    2.4 Chấm dứt việc nuôi con nuôi .51


    2.4.1 Theo quy định của luật hiện hành .52


    2.4.1.1 Điều kiện và thủ tục .52


    2.4.1.2 Hệ quả pháp lý 55


    2.4.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi ( Dự thảo lần 5, kỳ họp thứ 7 - Quốc Hội Khóa


    XII) 56


    2.4.2.1 Điều kiện và thủ tục 56


    2.42.2 Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi - con nuôi .59

    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NUÔI CON NUÔI ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT NUÔI CON NUÔI


    3.1 Thực trạng về nuôi con nuôi đối vói pháp luật hiện hành .61


    3.1.1 Những mặt tích cực .62


    3.1.2 Những tồn tại, hạn chế 62


    3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế .63


    3.2 Giải pháp và kiến nghị đối với pháp luật hiện hành 64


    3.2.1 Đối với vấn đề nuôi con nuôi thực tế 64


    3.2.2 Đối với việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi .66


    3.2.2.1 Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế 66


    3.2.2.2 Đối với việc vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi .67


    3.2.2.3 Đối với vấn đề lợi dụng việc nuôi con nuôi trong nước để hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước .68


    3.3 Những điểm mói và kiến nghị đối vói Dự thảo Luật Nuôi con nuôi (Dự thảo lần 5, kỳ họp thứ 7 - Quốc Hội Khóa XII) .69


    3.3.1 Những điểm mới của Dự thảo Luật Nuôi con nuôi 69


    3.3.2 Kiến nghị 70


    3.3.2.1 Đối với vấn đề bảo đảm về quyền được biết về nguồn gốc của trẻ em 70


    3.3.2.2 Vấn đề người đồng tính nhận nuôi con nuôi 71


    3.3.2.3 Vấn đề hỗ trợ nhân đạo và việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài 72


    KẾT LUẬN .74


    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trẻ em luôn là tâm điếm của tất cả chúng ta trong xã hội. Trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình và là tương lai của dân tộc, đất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó ngày càng được nhân dân ta giữ gìn, tôn trọng và phát huy. Sự quan tâm đến trẻ em thể hiện rõ hơn sau khi Việt Nam phê chuẩn công ước của Liện Hiệp Quốc về quyền của trẻ em năm 1990, đó là sự cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển về thể chất và trí tuệ, bảo đảm được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, nhằm giúp cho trẻ em đều được hưởng các quyền cơ bản. Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm các quyền lợi của trẻ em luôn được thực hiện tốt. Nhất là đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những trẻ em không có mái ấm gia đình. Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và ngày nay nó đang được thực hiện hóa bằng Dự thảo Luật Nuôi con nuôi. Góp phần vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em đặc biệt là trẻ em mồ côi, bị tàn tật, bị cha, mẹ bỏ rơi .Bên cạnh tạo mái ấm gia đình cho các em , việc nuôi con nuôi này cũng góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ chồng nhận con nuôi, nhất là những là những cặp vô sinh, hiếm muộn; những người có hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân.


    Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước vẫn còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó trên 2000 trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật; hàng vạn trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm HTV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị. Thì việc cho trẻ em làm con nuôi được coi là biện pháp thay thế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng theo báo cáo của các địa phương, thì số lượng trẻ em được nhận lảm con nuôi còn rất ít so với số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần mái ấm gia đinh. Theo thống kê của các địa phương, trong hơn 5 năm qua chỉ có khoảng 20.000 ừẻ em được nhận lảm con nuôi ( trên 13.000 trong nước và trên 6000 ở ngoài).


    Việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ lợi ích quan trọng là vì lợi ích của người được nhận làm con nuôi, nhằm mang lại cho đứa trẻ được nhận làm con nuôi một mái ấm gia đình, được chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương và được giáo dục. Việc nhận nuôi con nuôi cũng xuất phát từ nhu cầu tình cảm của người nhận nuôi con nuôi. Xuất phát từ điều đó, đã có nhiều cá nhân xin nhận trẻ em có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con nuôi.


    Nhà nước ta còn cho phép những người đã thành niên là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự được nhận làm con nuôi hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn. Việc nuôi con nuôi đó là phù hợp với đạo đức xã hội.


    Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, đã góp phàn vào việc bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình.


    Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, pháp luật về nuôi con nuôi hiện hành còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cụ thể. Do đó, đã góp phần làm cho người nhận nuôi con nuôi cũng như các cơ quan có thấm quyền gặp nhiều khó khăn khi giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi. Vì vậy, Dự thảo Luật nuôi con nuôi được nhà nước ta xây dựng và hoàn chỉnh, nhằm tạo một khuôn khổ pháp lý thống nhất, ổn định và có giá trị áp dụng lâu dài, để thu hút sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, nâng cao trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức và xã hội trong việc bảo đảm quyền của trẻ em là hết sức cần thiết.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Từ tính cấp thiết của vấn đề này, mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:


    - Tìm hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật cho việc đăng ký nuôi con nuôi cũng như hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ khi nhận nuôi con nuôi.


    - Bên cạnh đó là đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các điều luật của Dự thảo Luật Nuôi con nuôi. Nhằm tìm hiểu về nội dung, những điểm mới so với pháp luật hiện hành cũng như là những thiếu sót của Dự thảo luật. Đe từ đó có những kiến nghị, đóng góp nhằm hoàn thiện các quy định của Dự thảo. Đe từ đó có thế cụ thế hóa các các quy định của Dự thảo Luật Nuôi con nuôi và đi đến mục đích cuối cùng là hoàn thiện Dự thảo Luật Nuôi con nuôi. Tạo điều kiện cho việc áp dụng các quy định pháp luật về nuôi con nuôi được thuận lợi và tránh mắc phải sai lầm.


    - Trao dồi, củng cố và ôn tập lại những kiến thức đã tiếp thu trong suốt quá trình học tập.


    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài


    - về thời gian:


    Đề tài này được nghiên cứu được thực hiện trong khoản thời gian từ: 20/12/2009 đến 26/4/2010.

    - Nguồn thông tin và tài liệu:


    Tài liệu chủ yếu thu thập từ: Internet, sách nghiên cứu, báo, tạp chí chuyên ngành và Giáo trình của các trường đại học.


    - về nội dung:


    Đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi chế định nuôi con nuôi không có yếu tố nước ngoài.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích truyền thống như: phương pháp phân tích luật viết, kết hợp với phân tích phát triển và phân tích lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu . nhằm đi sâu vào từng điều luật đối với luật hiện hành và Dự thảo luật, để tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế để từ đó có những kiến nghị và hướng giải quyết cho những vấn đề đã đặt ra.


    5. Kết cấu đề tài


    Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp truyền thống gồm 3 chương


    - Chương 1: Khái quát về quan hệ cha, mẹ nuôi - con nuôi: Nêu lên bản chất của vấn đề nuôi con nuôi. Chỉ ra khái niệm nuôi con nuôi, ý nghĩa, phân loại nuôi con nuôi, nguyên tắc giải quyết của việc nuôi con nuôi của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và Dự thảo Luật Nuôi con nuôi.


    - Chương 2: Xác lập quan hệ cha, mẹ nuôi - con nuôi theo quy định của Luật hôn nhân và Gia đình 2000 và Dự thảo Luật Nuôi con nuôi: Nêu lên các điều kiện, thủ tục, hiệu lực của việc thiết lập quan hệ cha, mẹ nuôi - con nuôi, việc chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và Dự thảo Luật Nuôi con nuôi.


    - Chương 3: Thực trạng, giải pháp đối với pháp luật hiện hành và kiến nghị đối với Dự thảo Luật Nuôi con nuôi: Nêu lên những mặt hạn chế của luật hiện hành cũng như những khó khăn trong việc áp dụng luật để giải quyết việc nuôi con nuôi, đưa ra hướng giải quyết. Nêu lên một số kiến nghị đối với Dự thảo Luật Nuôi con nuôi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...