Tiến Sĩ Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Những chữ viết tắt trong luận án v
    Danh mục bảng vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 12
    4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu 13
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 14
    6. Đóng góp của đề tài . 14
    7. Bố cục luận án . 15

    Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CAMPUCHIA -VIỆT NAM (1993 - 2010) . 16
    1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa và địa chiến lược 16
    1.1.1. Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993 . 16
    1.1.2. Nhân tố địa văn hóa và địa chiến lược 25
    1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực 35
    1.3. Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Campuchia và Việt Nam 39
    1.3.1. Nhu cầu hợp tác của hai nước . 39
    1.3.2. Chính sách đối ngoại của Campuchia . 42
    1.3.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam 47

    Chương 2. QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1993 - 2010) . 53
    2.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao . 53
    2.2. Trên lĩnh vực an ninh . 63
    2.2.1. Vấn đề biên giới lãnh thổ 63
    2.2.2. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống 71
    2.3. Vấn đề người Việt tại Campuchia 76
    2.4. Trên lĩnh vực kinh tế 81
    2.4.1. Quan hệ thương mại 81
    2.4.2. Hợp tác đầu tư . 93
    2.4.3. Hợp tác giao thông vận tải . 108
    2.5. Trên một số lĩnh vực khác 117
    2.5.1. Hợp tác về giáo dục và đào tạo . 117
    2.5.2. Hợp tác về du lịch 125
    2.5.3. Hợp tác về y tế . 135
    2.6. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương . 143
    2.6.1. Trong tổ chức ASEAN 143
    2.6.2. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tam giác Việt Nam -Lào - Campuchia 150
    2.6.3. Trong sự phát triển Tiểu vùng sông Mekong 160
    Chương 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) . 168
    3.1. Tổng quan về thành tựu và hạn chế trong quan hệ hai nước . 168
    3.2. Một vài đặc điểm trong quan hệ Campuchia - Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010 172
    3.3. Những tác động của quan hệ Campuchia - Việt Nam đến chủ thể hai nước và
    khu vực 176
    3.3.1. Đối với Campuchia 176
    3.3.2 Đối với Việt Nam . 182
    3.3.3 Đối với khu vực 187
    3.4. Triển vọng của quan hệ Campuchia - Việt Nam 191
    3.4.1. Những thuận lợi . 191
    3.4.2 Những khó khăn, thách thức . 198
    3.4.3. Dự báo triển vọng quan hệ 200
    KẾT LUẬN 207


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    1.1 Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua
    nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều
    này đã được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục
    trặc thì đều tổn hại đến lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngượ c lại, nếu quan
    hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên.
    Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho
    nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện
    thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới.
    Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ
    hiện đại, Campuchia và Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoà
    bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực này có ý nghĩa
    chiến lược đối với cả hai nước xét trên nhiều phương diện, là một bộ phận quan trọng
    trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và “láng giềng hữu
    nghị” của mỗi nước. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song phương,
    nhất là quan hệ với các nước láng giềng, khu vực cũng như giữa hai nước có ý nghĩa
    cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội
    nhập quốc tế của cả Campuchia và Việt Nam.
    1.2 Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác trở thành dòng
    mạch chủ đạo trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Điều này đã tạo ra
    cơ hội rất lớn cho hợp tác khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ giữa ba nước
    Đông Dương nói riêng có bước phát triển tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh mới đó, quan hệ
    Campuchia - Việt Nam cũng được tăng cường và thúc đẩy theo hướng hợp tác tích cực.
    Năm 1993, tình hình đất nước Campuchia dần đi vào ổn định đã tạo điều kiện cho quan
    hệ hai nước ngày càng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại
    giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong đa phương.

    Trong những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc, khó lường của
    tình hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của mỗi nước, của Tiểu vùng
    Mekong và cả khu vực Đông Nam Á, Campuchia và Việt Nam đều phải xác định
    một chiến lược phát triển quốc gia thích hợp. Trong đó, từng mối quan hệ song
    phương hay đa phương đều có một vị trí, vai trò riêng và cần được xem trọng trong
    chính sách đối ngoại của mỗi nước. Quan hệ hợp tác hai nước hiện nay đang đứng
    trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức, khó khăn mới, nhưng nếu
    biết khai thác tốt thuận lợi và hạn chế một cách hiệu quả những thách thức, khó
    khăn, hợp tác Campuchia - Việt Nam sẽ có những bước phát triển có lợi cho mỗi
    nước, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Do đó, việc nghiên cứu quan
    hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng có ý nghĩa quan trọng.
    1.3 Quan hệ Campuchia - Việt Nam không chỉ tồn tại và phát triển một cách
    thuận chiều mà còn trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Những mâu
    thuẫn, tồn tại trong quan hệ hai nước cũng như sự tác động sâu sắc của nhân tố bên
    ngoài, nhất là sức ép từ phía các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc đã có ảnh hưởng
    rất lớn đến mối quan hệ này. Tính thiếu ổn định trong hệ thống chính trị và những
    mặt trái trong chính sách đối ngoại của Campuchia, hay nói cách khác tính đa diện
    trong chính sách đối ngoại và sự tranh giành ảnh hưởng, đấu tranh phe phái trong nội
    bộ Campuchia đã không ít lần gây tác động xấu đến quan hệ giữa hai nước. Đồng
    thời, những tác động trái chiều của các nhân tố bên ngoài, nhất là từ phía Trung
    Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp lên đường lối đối ngoại của Campuchia và tác động sâu
    sắc tới mối quan hệ Campuchia - Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài còn nhằm
    góp phần hiểu thêm những biến động về chính trị, kinh tế và đường lối ngoại giao
    của Campuchia, qua đó có thể gợi mở cho Việt Nam những đối sách phù hợp trong
    quan hệ với nước láng giềng ở vùng biên giới Tây Nam của đất nước.
    1.4. Đề tài quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) là đề tài mới chưa
    từng được công bố trước đó. Vì thế, qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn
    đóng góp một tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác giảng dạy và nghiên cứu
    lịch sử (kể cả giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế) trong các trường đại học, cho các
    nhà hoạt động chính trị, ngoại giao, nhất là những người hiện nay đang trực tiếp quan
    hệ, giao dịch, tiếp xúc với Campuchia.
    Từ thực tế nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ Campuchia
    - Việt Nam (1993 - 2010)”
    làm đề tài luận án tiến sĩ với hy vọng góp phần nghiên
    cứu quan hệ quốc tế của nội bộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói
    chung và quan hệ Campuchia - Việt Nam nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...