Tiểu Luận Quan hệ biên chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và vận dụng nó trong quá trình xây d

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan hệ biên chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và vận dụng nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam

    Đề tài: Quan hệ biên chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và vận dụng nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam
    A. MỞ ĐẦU
    Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội là lịch sử phát triển của những phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao. Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất . Tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được Mác-Ănghen khái quát thành quyluật về sự phù hợp với quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Đây là quyluật cơ bản của đời sống xã hội , chỉ rõ động lực và xu thế phát triển của lịch sử.
    Việc chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần chính là để giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
    Cần phải đa dạng hoá các hình thức về tư liệu sản xuất , là cơ sở để hình thành đa dạng các đơn vị sản xuất hàng hoá : sử hữu nhà nước , sở hữu tập thể . sở hữu cá thể , sở hữu tư bản tư nhân , sở hữu tư bản nhà nước , sở hữu hỗn hợp .
    Làm như vậy thực chất là để xây dựng củng cố và phát triển quan hệ sản xuất , thực hiện mọi giả pháp có hiệu quả các thành phần kinh tế thuộc khu vực sở hữu nhà nước , sở hữu tập thể .
    Phát triển nhiều thành phần mở cửa thu hút nhiều đầu tư nước ngoài là chiến lược đúng đắn . Nếu xuất phát từ ý muốc chủ quan thu hẹp hay cản trở quá rình tiền tệ hoá các mối quan hệ kinh tế trong gia đoạn lịch sử hiện nay bằng những hình thức khác nhau ( sớm xoá bỏ hay cản trở sự phát triển các thành phần kinh tế , quản lý kinh tế bằng kế hoạch hoá tập trung , qua liêu bao cấp )sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế Việt Nam . Do đó chúng ta cần chủ động có những chính sách thích hợp để khuyến khích sự phát triển các thành phần kinh tế đúng mức , đúng hướng theo nguyên tắc tự nhiên của nền kinh tế , có nhu cầu xã hội thì tất yếu có người đáp ứng nhu cầu đó và ai trong cuộc cạnh tranh vươn tới thỏa mãn tốt hơn và tốt nhất nhu cầu của xã hội thì ngưới đó sẽ tồn tại và phát triển .
    Mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong một phương thức sản xuất đến một mức độ nào đó, khi quan hệ sản xuất lỗi thời trở nên kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển thì tất yếu quan hệ sản xuất cũ sẽ bị thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn với lực lượng sản xuất. Khi đó có thể chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi , ra đời chế độ xã hội mới tiến bộ hơn . Trong nền kinh tế kế hoạch hoá bao cấp trước đây , chúng ta đã không có được sự nhận thức đúng đắn về quy luật của sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cơ chế quan liêu bao cấp đã bóp méo các yéu tố của quan hệ sản xuất , kìm hãm lực lượng sản xuất .Quan hệ hàng hoá tiền tệ bị thu hẹp hoặc xoá bỏ , nền kinh tế bị “hiện vật hoá” . Cơ chế cũ là cơ chế kế hoạch hoá mệnh lệnh kèm theo lệnh giá cả , tài chính tiền tệ theo qui tắc cấp phát giao nộp nhằm thực hiện kế hoạch , tất cả các phạm trù của kinh tế hàng hoá chỉ là hình thức . Kết quả sự không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm cho nền kinh tế dã bị trì trệ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng lại lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để phù hợp hơn với nền kinh tế hiện nay.
    Việc duy trì tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan của Việt Nam trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội . Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thể hiện chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta là đa dạng hoá các loại hình sở hữu , cải thiện căn bản sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển . Điều này phù hợp với quá trình đi lên từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn ở Việt Nam . Chúng ta đã vận dụng hợp lý quy luật sản xuất phải phù hợp tính chất và phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào thực hiện tại Việt Nam .
    Tuy vậy thực tế đặt ra vấn đề nan giải là bằng cách nào để phát triển
    trình độ lực lượng sản xuất ở Việt Nam bắt kịp với các nước trên thế giới ?
    Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi điều kiện của Việt Nam là từ một nước phong kiến bỏ qua giai đoạn kinh tế tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà rất thiếu các “cốt vật chất” hiện đại của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong khi ở các nước khác phải mất hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm phát triển mới có được lực lượng sản xuất hiện đại.
    Mấu chốt ở dây là các thủ tục biện pháp hành chính, các điều kiện hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu hội nhập với kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ phải cải tiến ra sao, nhanh hay chậm là không đơn giản.
     
Đang tải...