Tài liệu Quan hệ Asean-Trung Quốc và những tác động tới quan hệ Việt-Trung

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi bộ trưởng ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thái Lan kí bản tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng Cốc). Hiện nay, ASEAN gồm 10 thành viên là các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Trải qua 40 năm phát triển, ASEAN đã thực hiện sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau như an ninh - chính trị, kinh tế - thương mại, văn hoá - xã hội và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những kết quả mà ASEAN đạt được không chỉ đơn thuần là hợp tác trong nội bộ ASEAN mà đó còn là những thành quả của quá trình hợp tác giữa ASEAN với bên ngoài theo các cơ chế khác nhau, đặc biệt là hợp
    tác giữa ASEAN với Trung Quốc.
    Trong những năm đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, việc giải quyết vấn đề cao su nhân tạo với Nhật Bản và những ưu đãi thuế quan của EC đối với các sản phẩm của ASEAN đã làm cho các nước ASEAN thấy rõ tầm quan trọng của hành động tập thể trong các vấn đề quốc tế. Vì vậy, tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất ở Bali (Indonesia) năm 1976, ASEAN đã khẳng định việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước thứ ba. Quan hệ đối thoại của ASEAN với các nước thứ ba đã được thiết lập ở các thời điểm khác



    nhau. Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 (ASEAN ministerial meeting - AMM 29) đã dành cho Trung Quốc quy chế đối thoại đầy đủ của ASEAN và Trung Quốc đã tham dự Hội nghị AMM 29 và Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng - Post Ministerial Conferences (PMC 29) lần đầu tiên với tư cách này. Tháng 12/1997, tại kì họp thượng đỉnh ASEAN + 1 tại Kuala Lumpur hai bên đã khẳng định phát triển quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc hướng tới thế kỉ XXI.
    1. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính
    tiền tệ châu Á năm 1997-1998, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI, quan hệ ASEAN
    - Trung Quốc có những bước phát triển về
    chất, làm thay đổi đáng kể môi trường đầu tư và quan hệ quốc tế trong khu vực. Bước vào thập niên đầu thế kỉ XXI, với chính sách “Hoà thuận với láng giềng, giàu có với láng giềng, an ninh với láng giềng”, Trung Quốc đã và đang tỏ ra là đối tác đáng tin cậy và hiệu quả của ASEAN. Điều này cho phép các bên liên quan chủ động hơn trong việc mở rộng hợp tác, làm dịu đi những tác động tiêu cực từ mọi phía.
    a. Về hợp tác an ninh - chính trị
    Đứng trước những thách thức an ninh




    * Giảng viên Khoa luật quốc tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    mới của thời kì hậu chiến tranh lạnh, các nước ASEAN đã lập ra Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN regional forum - ARF) tháng 7/1994. Đây là cơ chế hợp tác an ninh đa phương đầu tiên do ASEAN thành lập, có sự tham gia của tất cả các nước ASEAN và hầu hết các cường quốc trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc tham gia ARF với hi vọng làm dịu tình hình, xoá dần đi mối nghi kị do lịch sử để lại của các nước trong khu vực đối với họ. Đồng thời thông qua diễn đàn này, Trung Quốc có điều kiện để thiết lập hay củng cố các cơ chế hợp tác song phương với từng nước (Trung Quốc trước đó hầu như chưa có cơ chế hợp tác an ninh song phương với nước nào trong khu
    vực),(1) từng bước khẳng định địa vị cường
    quốc của mình trên trường quốc tế.
    Qua thực tiễn hoạt động, ARF đã thu được những thành quả tích cực, góp phần thức đẩy quan hệ đối thoại, hợp tác và tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các nước trong đó có quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Thông qua diễn đàn này, các nước ASEAN cùng với Trung Quốc và các nước Đông Á khác đã phối hợp đưa ra nhiều sáng kiến về các vấn đề nhạy cảm như soạn thảo và kí “Tuyên bố về quy tắc ứng xử biển Đông”, bàn luận về giải trừ vũ khí hạt nhân, chống tội phạm và chống khủng bố. Với vai trò là động lực chính của ARF, ASEAN đã và đang đóng vai trò trong việc tập hợp, thu hút các ý kiến, quan điểm khác nhau, đưa chúng ra bàn luận và đề xuất các sáng kiến hợp tác an ninh nhằm dàn xếp các bất đồng, xung đột vì mục tiêu hoà bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương.



    Quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh - chính trị chủ yếu thông qua ARF và cơ chế ASEAN + 1 (Trung Quốc), ASEAN + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), ngoài ra quan hệ an ninh chính trị còn được thể hiện qua cơ chế của Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Treaty of amity and cooperation - TAC). TAC không chỉ nêu ra những nguyên tắc cơ bản làm nền
    tảng cho quan hệ giữa các nước thành viên(2)
    mà còn vạch ra những điều khoản khuyến khích các nước ngoài ASEAN tham gia. Chính nhờ có tính pháp lí cao, lại khẳng định được những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế nên TAC đã thu hút được sự hưởng ứng của Trung Quốc bằng việc Trung Quốc tham gia TAC. Đây là cam kết có ý nghĩa về chính trị và pháp lí cho việc củng cố hoà bình và thúc đẩy hợp tác song phương cũng như đa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...