Tiến Sĩ Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu .
    3. Các nguồn tài liệu 5
    4. Phương pháp nghiên cứu . 5
    5. Đóng góp của luận án 5
    6. Bố cục của luận án . 6

    Chương 1: TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7
    1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
    1.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 19

    Chương 2: QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ GIAI ĐOẠN 1874 - 1905 20
    2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 -1905) 20
    2.2. Quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1874 - 1905 39

    Chương 3: QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ GIAI ĐOẠN 1905 - 1931 63
    3.1. Những nhân tố tác động tới sự thay đổi trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1905 - 1931) . 63
    3.2. Quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1905 - 1931 78

    Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ (1874 – 1931) . 113
    4.1. Đặc điểm của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931 113
    4.2. Vị trí của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931 trong lịch sử quan hệ Nhật - Mỹ . 131
    4.3. Tác động của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931) 136
    KẾT LUẬN . 145
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ . 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151
    PHỤ LỤC 162



    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Ở Việt Nam, quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ nói chung luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của khá nhiều học giả, nhưng riêng giai đoạn 1874 - 1931 dường như vẫn là một khoảng trống. Có thể nói đây vừa là giai đoạn bản lề của mối quan hệ, vừa là ngưỡng cửa của thế kỉ mới, nên có rất nhiều vấn đề diễn ra đã định hình cho quan hệ Nhật - Mỹ đến tận ngày nay. Do đó, triển khai nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) mang cả ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn.
    1.1. Việc đi sâu tìm hiểu về bối cảnh, những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931), đặc điểm và tác động của mối quan hệ này đối với bản thân hai chủ thể cũng như tình hình chính trị và xu thế quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ có ý nghĩa tích cực trong việc khảo cứu mà còn góp phần hiểu hơn lịch sử quan hệ hai nước cũng như lịch sử quan hệ quốc tế.
    1.2. Nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931) giúp hiểu thêm về lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là cách lựa chọn đối tác, đường hướng phát triển, cách tiếp cận và hoà nhập với thế giới của người Nhật Bản để hiểu hơn về con đường mà dân tộc Nhật Bản đã và đang đi. Đồng thời làm sáng tỏ hơn lịch sử nước Mỹ, tầm nhìn chiến lược, cách tiếp cận thế giới, hiểu thêm con đường đi rất riêng của nước Mỹ trong việc tìm kiếm và khẳng định quyền lực trên thế giới.
    1.3. Trong lịch sử quan hệ quốc tế thời cận - hiện đại, quan hệ Nhật - Mỹ là một trong số những cặp quan hệ chủ chốt và đóng vai trò quan trọng. Lịch sử quan hệ hai nước được hình thành từ khá sớm, nhưng giai đoạn 1874 -1931 giữ vai trò đặc biệt. Đây là thời kỳ diễn ra những biến cố lịch sử to lớn trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội của hai nước Nhật Bản và Mỹ. Chỉ trong vòng gần một thế kỷ (1854 - 1951), quan hệ Nhật Bản - Mỹ đã liên tục chuyển biến qua nhiều mức độ khác nhau, từ phụ thuộc chuyển sang đồng minh, từ đối thủ cạnh tranh chuyển sang kẻ thù và cuối cùng lại trở thành đồng minh của nhau. Việc chỉ ra chất kết dính mối quan hệ này, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính chất của mối quan hệ, lý do khiến hai quốc gia sau nhiều biến cố lớn vẫn thấy cần có nhau và là đồng minh chiến lược của nhau cũng là điều cần thiết trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp.
    1.4. Tìm hiểu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874-1931 là cơ sở để hiểu và lý giải về quan hệ Nhật - Mỹ hiện tại. Cho đến thời điểm này, quan hệ Nhật - Mỹ vẫn là cặp quan hệ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân hai nước và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh Mỹ quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở những thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản và Mỹ phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008, sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như những diễn biến phức tạp của môi trường an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương đã khiến cho mối quan hệ đồng minh chiến lược Nhật Bản - Mỹ càng quan trọng hơn trong việc theo đuổi những lợi ích cốt lõi của hai cường quốc.
    1.5. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên rất cần có môi trường hoà bình, an ninh và duy trì mối quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả với các cường quốc trên thế giới. Nhật và Mỹ là hai đối tác quan trọng của Việt Nam, do đó tìm hiểu lịch sử của hai nước, của mối quan hệ Nhật - Mỹ trong quá khứ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về hai cường quốc đang đóng vai trò lớn trong các vấn đề quốc tế; hiểu được vị trí của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) trong chiến lược đối ngoại của Nhật và Mỹ. Qua đó, chúng ta cũng có thể rút ra được những kinh nghiệm tham khảo trong việc đánh giá tình hình quốc tế, khu vực để xác định, lựa chọn và thiết lập quan hệ với các đối tượng cụ thể, đặc biệt là học hỏi được những kinh nghiệm hội nhập quốc tế của các nước lớn. Do vậy, việc nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ không chỉ cần thiết cho việc nhận thức lịch sử mà còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc.
    Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn “Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874-1931)” làm đề tài Luận án Tiến sĩ.
    2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu:
     
Đang tải...