Tiến Sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Sự nghiệp CNH,HĐH đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trình độ dân trí của nhân dân lao động để tiếp cận và ứng dụng những khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Vì vậy, giáo dục phải trở thành nền tảng của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
    Với điều kiện, khả năng, năng lực đào tạo hiện có của mình, quân đội đã và đang tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước; bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ, song quá trình tham gia vẫn còn những hạn chế, bất cập. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ đất nước. Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” để nghiên cứu. Nghiên cứu sinh xác định nhiệm vụ nghiên cứu, luận giải và làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn; đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước. Qua đó, khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước là đúng; từng bước hội nhập hệ thống nhà trường quân đội với hệ thống giáo dục quốc dân, nâng cao chất lượng đào tạo NNL quân sự và tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước.
    Bước đầu, nghiên cứu sinh đã có một số công trình khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành và một số tạp chí khác ở trong và ngoài quân đội cùng với sự tích cực, chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu để nghiên cứu. Đến nay, nghiên cứu sinh đã có gần 80 danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo, số liệu liên quan đến đề tài là cơ sở để nghiên cứu sinh triển khai nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
    Kết cấu luận án gồm: phần mở đầu, tổng quan; phần nội dung 3 chương, 8 tiết; phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Quá trình CNH,HĐH ở nước ta được tiến hành từ một nền kinh tế với trình độ phát triển thấp, đội ngũ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó, Đảng ta xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã đặt ra nhu cầu lớn về đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước.
    Với những tiềm năng về nhân lực, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo, nhất là kinh nghiệm đào tạo NNL quân sự, quân đội là một trong những nguồn lực quan trọng trong tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước. Trên thực tế, quân đội đã khẳng định được năng lực đào tạo và trực tiếp tham gia đào tạo NNL cho đất nước, kết quả bước đầu rất đáng tin cậy. Sản phẩm đào tạo của quân đội đã được xã hội chấp nhận, ngày càng có uy tín, đáp ứng tốt yêu cầu về NNL phục vụ CNH,HĐH.
    Sau 10 năm tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH, quân đội thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cả về nội dung, chương trình, phương pháp, ngành nghề và lĩnh vực đào tạo. Mặc dù kết quả tham gia đào tạo NNL phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH của quân đội rất đáng trân trọng, nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập như: chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; hiệu quả tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH thấp; chưa giải quyết tốt các mối quan hệ giữa nhiệm vụ đào tạo NNL quân sự và tham gia đào tạo NNL dân sự nên dẫn đến tình trạng quá tải ở một số CSĐT làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ đào tạo NNL quân sự; thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo còn hạn chế; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu NNL của CNH,HĐH đất nước; công tác quản lý của Nhà nước về GDĐT ở các CSĐT quân đội còn chồng chéo.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu: Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia đào tạo NNL.
    - Phạm vi nghiên cứu: Quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước được diễn ra dưới nhiều hình thức, nội dung; cả trực tiếp và gián tiếp; song luận án chỉ tập trung nghiên cứu quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH trực tiếp ở hai cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân là: giáo dục nghề nghiệp (có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề); giáo dục đại học (đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ). Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002 đến nay.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    * Những đóng góp mới của luận án
    - Luận án làm rõ quan niệm Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước.
    - Đánh giá thực trạng hiệu quả quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước trong 10 năm qua.
    - Đề xuất hệ thống quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước của quân đội trong thời gian tới.
    * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Góp phần làm rõ cơ sở khoa học của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quân đội tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tham gia đào tạo NNL phục vụ CNH,HĐH đất nước của quân đội.
    - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tập, một số nội dung liên quan đến đào tạo NNL và quân đội tham gia đào tạo NNL.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    01. Ph. Ăngghen (1878), “Chống Duy - Rinh”, C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, Tập 20, NXB, CTQG, H, 1994, tr.15 - 450.
    02. Anh Ba (2011), Quân đội Nhật những bí mật bạn chưa biết, Nxb Quân đội nhân dân, H.
    03. Lê Thanh Bình (2009), “Một số nét về công tác giáo dục - đào tạo của quân đội Nga”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số (1/2009), tr.45 - 48.
    04. Bộ Quốc phòng (2011), Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020, H.
    05. Trần Xuân Cầu (2009), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, H.
    06. Vũ Thanh Chế (1998), Quân đội nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước trong tình hình hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, H.
    07. Nguyễn Khắc Chư ơng (2003), “Công tác đào tạo đại học, cao đẳng và ngành nghề để phát triển NNL ở n ước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị số (7/2003), tr.73.
    08. Cục Nhà trường (2004), Những văn bản chủ yếu về công tác giáo dục đào tạo trong các nhà trường, Tập 10, Nxb Quân đội nhân dân, H.
    09. Cục Nhà trường (2007), Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm công tác đào tạo nhân lực phục vụ CNH,HĐH đất nước giai đoạn 2002 - 2006, Thành phố Hồ Chí Minh.
    10. Cục Nhà trường (2011), Tài liệu Hội nghị Tổng kết năm học 2010 - 2011, H.
    11. Cục Nhà trường (2012), Tài liệu Hội nghị Đổi mới và Phát triển dạy nghề trong quân đội giai đoạn 2012 - 2020, H.
    12. Nam Dũng (2007), "Nhân tài và thực hiện chính sách đào tạo, trọng dụng nhân tài của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số (771/01/ 2007), tr. 73-78.
    13. Đại từ điển kinh tế thị trường (1998), Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, H.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nxb ST, H.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb CTQG, H.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb CTQG, H.
    18. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (1994), Nghị quyết 93/ĐUQSTW về việc tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi d ư ỡng cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng nhà tr ư ờng chính quy, số 93/ĐUQSTW ngày 01/6/1994.
    19. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (1998), Nghị quyết về xây đội ngũ cán bộ quân đội thời kỳ mới, số 94/ĐUQSTW ngày 29/ 4/ 1998.
    20. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết 86/ĐUQSTW về công tác GDĐT trong tình hình mới, số 86/ĐUQSTW ngày 29/ 3/ 2007.
    21. Nguyễn Công Định (2011), “Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự xứng đáng là trường trọng điểm quốc gia”, Tạp chí Nhà trường quân đội, số (5/2011), tr.15 - 17.
    22. Quang Đức (2009), “Vài nét về Hệ thống nhà trường quân sự Trung Quốc”, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số (11/2009), tr.28 - 31.
    23. Võ Văn Đức (2009), Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ yếu nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.
    24. Nguyễn Minh Đường (2012), “Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số (76/01/2012), tr.3-7.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...