Tiểu Luận Quan điểm về xã hội của triết học nho giáo , giá trị và hạn chế ( nho tiền tần - nho nguyên thủy )

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUẢN ĐIỂM VỀ XÃ HỘI CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO.
    GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
    (Nho tiền tần - Nho nguyên thủy)

    TIỂU LUẬN: QUẢN ĐIỂM VỀ XÃ HỘI CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO.
    GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
    (Nho tiền tần - Nho nguyên thủy)

    Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển
    1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
    - Về điều kiện tự nhiên: Trung Quốc cổ đại là vùng đất rộng lớn, chia làm hai niềm.
    Miền bắc: xa biển, khí hậu lạnh, đất đai khô khan, cằn cỗi, sản vật nghèo
    Miền nam: Khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, phong cảnh đẹp, sản xuất phong phú
    - Về kinh tế - xã hội: đã có sự thay đổi căn bản
    + Thời kỳ Đông chu (770-221 tr.CN): quyền sở hữu tối cao về đất đai thuộc về tầng lớp giai cấp địa chủ, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành. Nguyên nhân kinh tế này làm xuất hiện sự phân hóa sang hèn dựa trên cở sở tài sản. Sự tranh giành địa vị xã hội của thế lực cát cứ và đẩy xã hội Trung Quốc cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt
    + Điều kiện lịch sử ấy (quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất) đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu để xây dựng chế độ phong kiến; giải thể nhà nước chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất mở đường cho xã hội phát triển
    Thực trạng ấy của xã hội đã làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm “kẻ sỹ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu cho tương lai, hình thành các tư tưởng lớn và trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Trong đó có 2 đường lối tiêu biểu là Nho gia và pháp gia
    - Tóm lại: Điều kiện tự nhiên trên quy định nội dung, tính chất của triết học. Nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ, trung đại là hầu hết các thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm và vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị quốc
    2. Hoàn cảnh ra đờì của triết học Nho giáo
    - Trong xã hội Trung hoa cổ đại, “nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức, biết lễ nghi. Nho giáo là hệ thống giáo lí của các Nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Những cơ sở đó được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt là sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến lượt mình, Khổng tử Phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá. Vì vậy, ông thường được xem là người sáng lập ra Nho giáo.
    - Khổng Tử sống trong thời kỳ thay đổi lớn, biến động lớn. Từ lâu, thiên tử nhà Chu đã mất hết uy quyền, quyền lực rơi vào tay các vua chư hầu, cục thể xã hội biến chuyển thay đổi nhanh chóng, người ta mỗi người chọn cho mình những thái độ sống khác nhau. Là một triết nhân thái độ của Khổng Tử hết sức phức tạp, ông vừa hoài cổ, vừa sùng thượng đổi mới. Trong tâm trạng phân vân, dần dần ông hình thành tư tưởng lấy nhân nghĩa để giữ vững sự tồn tại chung và khai sáng hệ thống tư tưởng lớn nhất thời Tiên Tần là học phái Nho giáo tạo ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Trung Quốc.
    Khổng Tử tuy sáng lập ra học thuyết Nhân Nghĩa Nho gia (thiết lập một trật tự nghiêm cẩn của bậc đế vương và thành lập một xã hội hoàn thiện ) nhưng không được các quân vương thời Xuân Thu coi trọng mà phải do các hậu học như Tử Cống, Tử Tư, Mạnh Tử, Tuân tử truyền bá rộng về sau.
    - Do vì Nho học được các sĩ đại phu tôn sùng, được các vương triều đua nhau đề xướng nên Nho học thuận lợi thẩm thấu trong mọi lĩnh vực trong mọi giai tầng xã hội, từ rất sớm nó đã vượt qua biên giới dân tộc Hán, trở thành tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Quốc, là cơ sở văn hoá của tín ngưỡng và tập tính.

    Phần 2: Quan điểm về xã hội của triết học nho giáo
    Nho gia, do Khổng Tử sáng lập, là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất, là hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc và nhiều nước khác như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên nghiệm và Tuân Tử phát triển về phía duy vật.
    1. Khổng Tử
    1.1. Xây dựng năm mối quan hệ xã hội: Ngũ luân, tam cương
    - Coi xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người, trong đó các quan hệ như : vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Năm mối quan hệ này về sau được Nho gia gọi là Ngũ luân, trong đó có ba mối quan hệ cốt lõi: vua -tôi, cha-con, chồng-vợ được gọi là Tam cương.
    >> Giai quyết hài hòa: chia thành hai về âm và dương. Dương làm chủ và âm là phụ thuộc
    - Khổng Tử coi nguyên nhân xã hội loạn lạc là do sự suy thoái đạo đức xã hội. Ông mong muốn khôi phục lại trật tự xã hội kiểu nhà Chu, một kiểu xã hội được ông coi là mẫu mực, lý tưởng. Đó là một trật tự xã hội có đẳng cấp, tôn ti trật tự, từ vua tôi đến thứ dân ai cũng phải lấy nhân, nghĩa, lễ, chính danh làm chuẩn mực.
    - Đề đảm bảo nguyên tắc trên thực thi được thì cần xây dựng chuẩn mực đạo đức để thực hiện. Cần phải chuẩn mực hóa đạo đức dưới hình thức “điền tích”
    1.2. Những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Khổng Tử là Nhân, Nghĩa, Lễ, chính danh.
    - Nhân là lòng thương người. Phàn Trì hỏi thế nào là Nhân, Khổng Tử đáp “Ái nhân” (Yêu người). Nhân được hiểu như là “toàn đức” Nhân có hai khía cạnh – trung và thứ: Trung là thành thật với người, “Mình muốn lập thân thì hãy giúp người khác lập thân. Mình muốn thành đạt thì hãy giúp người khác thành đạt”. (Kỷ dục lập nhi lập nhân. Kỷ dục đạt nhi đạt nhân) Thứ là lòng vị tha, khoan dung. “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân).
    Người nhân biết thương người nhưng cũng biết ghét người. Nhân có tính đẳng cấp thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè.
    Trong đạo nhân, hiếu là gốc. Hiếu không chỉ thể hiện ở việc nuôi nấng cha mẹ mà quan trọng nhất là lòng thành kính. Khổng Tử nói: “Nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật”.
    - Nghĩa là hành vi đạo đức biểu hiện của lòng nhân. Người làm việc nghĩa thì hy sinh lợi ích của mình vì người khác. Vì thế, nghĩa và lợi không thể dung hợp với nhau. Khổng Tử nói: “Quân tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết rõ về lợi” (Quân tử dụ ư nghĩa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...