Tài liệu Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Có hai loại quan điểm về nguồn gốc Nhà nước?
    1. Quan điểm phi Mác -xít về nguồn gốc nhà nước
    + Theo thuyết Thần học, nhà nước do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự xã hội, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, nên quyền lực nhà nước là vĩnh cửu, con người phục tùng quyền lực nhà nước là cần thiết và tất yếu.
    + Thuyết gia trưởng cho rằng, nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình, xét về bản chất quyền lực nhà nước giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình, do đó nhà nước tồn tại trong mọi xã hội.
    + Thuyết “Khế ước xã hội” ra đời vào thế kỷ XI, XII, XVIII dựa trên cơ sở Thuyết “Quyền tự nhiên” do các nhà tư tưởng tư sản đưa ra: “Nguồn gốc của nhà nước là kết quả của một khế uớc giữa các thành viên sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước”. Cho nên, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội, còn các thành viên có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ, bảo vệ lợi ích của họ.
    + Thuyết tâm lý của con người cho rằng, nhà nước ra đời do nhu cầu tâm lý của con người luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh. Ngoài ra còn một số thuyết khác.
    Các học thuyết phi Mác- xít chưa giải thích đến căn nguyên, cội nguồn của nguồn gốc nhà nước do xem xét sự ra đời của nhà nước còn tách rời với những điều kiện cụ thể về kinh tế và xã hội.
    2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc nhà nước.
    Quan điểm này được thể hiện tập trung trong cuốn “ Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước” của Ph. Ănghen và tác phẩm “ Nhà nước và cách mạng” của Lênin. Nội dung cơ bản của hai cuốn này đề cập đến vấn đề chế độ cộng sản nguyên thủy, quyền lực thị tộc, sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy, ba hình thức cơ bản của sự xuất hiện nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...