Tài liệu Quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức bước phát tr

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN ĐIỂM VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI TRONG ĐƯỜNG LỐI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG

    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4 năm 2006), khi khẳng định đường lối tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu trực tiếp mà chúng ta cần phấn đấu thực hiện trong 5 năm 2006 – 2010 là sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại(1). Để thực hiện mục tiêu trực tiếp này, chúng ta phải có được một lực lượng sản xuất đạt trình độ phát triển cao, một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại dựa trên sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ ngày càng tăng của khoa học và công nghệ hiện đại; phải tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế – xã hội(2). Có thể khẳng định rằng, chủ trươngđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá gắn với phát triển kinh tế tri thứcmà Đảng ta đưa ra tại Đại hội X không chỉ là sự tiếp nối đường lối và chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được xác định trongCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(năm 1991), mà còn làbước phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về đường lối tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Nhìn lại tiến trình hình thành và phát triển đường lối tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, chúng ta thấy, trongCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân(3).
    Có thể nói, trongCương lĩnhnày, mặc dù đã khẳng định đường lối tiến hành công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại, nhưng Đảng ta còn chưa chỉ rõ những nội dung cụ thể của đường lối đó, chưa chỉ rõ vì sao chúng ta phải gắn kết chặt chẽ công nghiệp hoá với hiện đại hoá trong một chỉnh thể thống nhất. Chỉ sau đó, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 1-1994), khi nhận thức rõ rằng, tuy nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, nhưng chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tốc độ đổi mới chậm, sự tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn, tài nguyên, ít dựa vào tiến bộ khoa học – công nghệ, tiềm năng trí tuệ chưa được phát huy , Đảng ta mới khẳng định công nghiệp hoáphải gắn liềnvới hiện đại hoá, chủ trương thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá(4).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...