Luận Văn Quan điểm về đạo đức Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Giả như con người không có nền đạo đức thì thế giới này sẽ ra sao? Nếu vậy ắt hẳn con người sẽ không tồn tại. Đạo đức là để hướng dẫn những hành vi của mình, nếu con người không có đạo đức thì con người cũng giống như bao nhiêu sinh vật khác vậy, không hơn không kém. Con người khác với con vật là ở chỗ, con người có tình yêu thương được thể hiện trong quan hệ giữa người với người. Những tiêu chuẩn hướng dẫn hành vi giúp con người sống đúng với hữu thể có lý trí và linh hồn. Một xã hội mà trong đó con người không tôn trọng nhau, nghĩa là không được xây dựng trên những giá trị đạo đức thì xã hội ấy không còn là xã hội đúng như tên gọi của nó nữa. Một xã hội trong đó mọi người tôn trọng nhau, cư xử với nhau có trên có dưới thì xã hội đó mới thực là xã hội của con người.

    A/ NHỮNG KHÁI NIỆM Ở CÁC KHÍA CẠNH KHÁC NHAU VỀ ĐẠO ĐỨC.

    - Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người.
    - Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình.
    - Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tự giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mực hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xã hội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.
    - Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người.
    - Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc,- nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
    - Đạo đức là- toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên.
    - Đạo đức là- hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình.

    B/ NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC THEO QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH. LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG CÔNG VIỆC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...