Tiểu Luận Quan điểm về chủ thể của luật quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU

    Từ khi bắt đầu hình thành nhà nước, pháp luật là một công cụ không thể thiếu của nhà
    nước, hỗ trợ nhà nước đó trong các quan hệ xã hội, đảm bảo cho nhà nước đó có một trật tự
    nhất định, phù hợp với lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội đó.
    Pháp luật của một nhà nước chỉ điều chỉnh, cưỡng chế các quan hệ xã hội gói gọn trong
    phạm vi lãnh thổ một nhà nước. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội càng ngày càng phát triển,
    thương nghiệp phát triển dẫn đến các quan hệ trong xã hội mở rộng hơn, đi xa hơn phạm vi
    1 nhà nước nhỏ bé. Lúc này bắt đầu hình thành các quan hệ xã hội giữa nhà nước này với
    nhà nước kia, người dân của nước này với nước kia, giữa nhiều nhà nước với nhau. Theo
    năm tháng các quan hệ xã hội đó bắt đầu phát triển và càng ngày càng phức tạp.
    Nếu các quan hệ xã hội trong một nước có pháp luật riêng của nước đó điều chỉnh, thì
    các quan hệ xã hội giữa các nước, người dân các nước với nhau lại không thể dùng luật một
    nước điều chỉnh. Điều này không phù hợp vì quan hệ xã hội quyết định nhà nước và pháp
    luật. Cho nên việc xây dựng những thỏa thuận quốc tế là cần thiết. Và ngày nay người ta
    gọi những thỏa thuận quốc tế là luật quốc tế.
    Trải qua nhiều thời kì phát triển (thời kì cổ đại, thời khì trung đại, thời kì cận đại và thời
    kì hiện đại), luật quốc tế dần dần được hoàn thiện.
    Tuy nhiên, từ sau thế kỉ XXI, với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, các
    nền văn minh trên thế giới tiến lại gần nhau hơn, các nước trên thế giới đang trong tiến trình
    toàn cầu hóa. Vấn đề toàn cầu hóa cũng sẽ không nằm ngoài quy luật “có ưu thì sẽ có
    khuyết”. Ưu điểm là nó kết nối các nước lại với nhau gần hơn, quan hệ hợp tác song
    phương, đa phương ngày càng mở rộng hơn. Nhưng khuyết điểm của nó chính là đời sống
    quốc tế đổi thay nhanh chóng, những quan hệ quốc tế mới hình thành không có một cơ chế
    nào điều chỉnh, hay các quy phạm luật quốc tế không còn phù hợp để giải quyết các vấn đề
    đó trong xu thế hiện tại. Một trong những vấn đề đó là chủ thể của luật quốc tế.
    Có quan điểm cho rằng chủ thể của luật quốc tế cố hữu chỉ có quốc gia, các tổ chức liên
    chính phủ và các dân tộc giành độc lập.
    Nhưng cũng có quan điểm cho rằng cần mở rộng về chủ thể của luật quốc tế, cho phép
    cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính phủ là chủ thể của luật quốc tế.
    Mỗi người đều có cho riêng mình những lý lẽ bảo vệ quan điểm của họ. Bản thân chúng tôi
    khi tìm hiểu vấn đề này cũng đúc kết được cho mình một số đánh giá chủ quan. Sau đây
    chúng tôi xin trình bày phần đánh giá của mình về quan điểm có nên công nhận cá nhân,
    công ty xuyên quốc gia và tổ chức phi chính phủ là chủ thể của luật quốc tế hay không?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...