Thạc Sĩ Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong lịch sử phát triển của các nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn
    luôn có vai trò và tác dụng rất quan trọng. Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
    học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý
    kinh tế và quản lý doanh nghiệp (DN) có những chuyển biến sâu sắc, thì các DNVVN lại
    càng được chú trọng.
    ở nước ta, DNVVN cũng có vai trò quan trọng, do sự phát triển còn thấp của nền
    kinh tế quốc dân, do tiềm năng còn lớn của nội lực dân tộc, do yêu cầu đẩy mạnh công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Trong 16 năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế nước
    ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng: cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo
    hướng tiến bộ, tăng trưởng kinh tế ổn định trong một thời gian dài, . Kết quả đó có sự
    đóng góp của các DNVVN. Vì vậy, DNVVN ngày càng được coi trọng. Báo cáo chính trị
    của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa chỉ rõ: "Chú
    trọng phát triển các DNVVN .". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 -
    2010 cũng nhấn mạnh: "Phát triển mạnh các DNVVN . ".
    Quảng Ngãi là một tỉnh mới được tái lập từ năm 1989 sau gần 14 năm hợp nhất
    với tỉnh Bình Định (từ 11/1975 đến 7/1989), là một tỉnh nghèo, với gần 90% dân số sống
    ở nông thôn, lại chủ yếu sống bằng nghề nông và ở mức sống thấp, lao động nhàn rỗi và
    dư thừa nhiều (tỷ lệ thất nghiệp chung khoảng 2,64%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị:
    5,74%) . Song bên cạnh đó Quảng Ngãi lại có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: về điều
    kiện tự nhiên, vị trí địa lý, có nhiều làng nghề truyền thống, có khu công nghiệp Dung
    Quất, có nhiều nhà máy lớn, có lực lượng lao động dồi dào, . Vì vậy, việc phát triển và
    phát huy tiềm lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết bởi nó sẽ đóng một
    vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Muốn vậy, đòi
    hỏi cần phải nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về thực trạng DNVVN trên địa bàn
    tỉnh để từ đó tìm ra định hướng, giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn, góp phần thực
    hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến mô hình DNVVN luôn
    được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Điều đó có thể thấy rõ qua khối
    lượng các tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng được công bố hầu như hàng
    ngày, hàng tuần, từ các luật lệ của Chính phủ, các chiến lược, chương trình phát triển
    DNVVN của quốc gia, đến các sách hướng dẫn, các công trình nghiên cứu và các bài báo
    về DNVVN. Có thể nêu một số công trình và tài liệu chủ yếu như sau:
    - Định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
    Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    - Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    - Dự án US/VIE/95/007 "Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở
    Việt Nam" do UNIDO tài trợ.
    - Dự án "Chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam"
    do PGS.TS Nguyễn Cúc - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ dự án.
    - PGS.TS Nguyễn Cúc (chủ biên), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển
    doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
    Nội, 2000.
    - Vương Liêm - Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà
    Nội, 2000.
    - Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hà, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh
    nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nhà xuất bản
    Thống kê, Hà Nội, 2001 v.v .
    Tuy vậy, vấn đề DNVVN đối với cả nước ta và đối với tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn
    là vấn đề mới, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, thực hiện chiến lược phát triển
    kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 và thực hiện đường lối CNH, HĐH do Đại hội Đảng
    lần thứ IX đề ra thì việc nghiên cứu DNVVN vẫn là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực
    tiễn.
    Đối với địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa có tác giả, chưa có công trình nào đặt vấn đề
    nghiên cứu về DNVVN. Đây là vấn đề lớn, mới mẻ và có ý nghĩa thiết thực đối với tỉnh,
    đang đòi hỏi cần có những đầu tư nghiên cứu cụ thể, có hệ thống.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn đi sâu
    nghiên cứu, học hỏi những vấn đề về lý luận, đồng thời tiến hành tổng hợp số liệu kết
    hợp với quá trình khảo sát thực tiễn trên địa bàn, để từ đó đề xuất ý kiến của mình về phát
    triển DNVVN ở tỉnh Quảng Ngãi.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    - Mục đích:
    Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và
    phát triển của DNVVN, cũng như luận giải rõ vai trò của DNVVN trong nền kinh tế ở Việt
    Nam trong thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nói
    chung, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
    phù hợp nhằm phát triển DNVVN có hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh
    tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
    - Nhiệm vụ:
    Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về DNVVN trong nền kinh tế Việt
    Nam, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    Thứ hai, phân tích thực trạng DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
    Thứ ba, nêu những quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển
    DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Vấn đề DNVVN là vấn đề rộng và phức tạp, tồn tại trong mọi lĩnh vực của nền
    kinh tế quốc dân. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung chủ yếu phân
    tích thực trạng của các DNVVN trong công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn tỉnh, từ đó đề
    xuất các giải pháp để phát triển DNVVN trên địa bàn. Luận văn không đề xuất các giải
    pháp để phát triển DNVVN trong từng ngành cụ thể cũng như trong từng DN cụ thể.
    Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1996 đến nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận:
    Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
    tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kế thừa
    một cách có chọn lọc, hợp lý các công trình nghiên cứu có liên quan.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu sử
    dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, . để phân tích đối tượng nhằm đạt
    được mục đích luận văn đề ra.
    5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
    Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận của DNVVN, trên cơ sở phân tích
    rõ thực trạng của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ở nhiều khía cạnh, luận văn
    sẽ mang lại một bức tranh tổng quát, toàn diện về DNVVN trên địa bàn, về những kết
    quả đạt được, về những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Từ đó đề xuất được các giải
    pháp chủ yếu nhằm phát triển DNVVN trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh
    Quảng Ngãi.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giúp các cơ quan nghiên
    cứu, các ban ngành liên quan của tỉnh Quảng Ngãi tham khảo để hoạch định chính sách và
    chỉ đạo thực tiễn trong việc khuyến khích phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh.
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo và các lớp tập
    huấn cho cán bộ quản lý kinh tế của tỉnh.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài ra mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham k
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...