Tiểu Luận Quan điểm triết học về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm triết học về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    I.Đặt vấn đề.
    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì xã hội loài người là do thượng đế sáng tạo ra, lịch sử xã hội là do những cá nhân anh hùng kiệt xuất, những tư tưởng siêu việt quyết định. Chủ nghĩa duy vật lịch sử hoàn toàn bác bỏ quan điểm duy tâm phản khoa học đó mà cho rằng quy luật của lịch sử xã hội không phải do của quan của con người tạo ra. Phương thức sản xuất mới là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội theo những quy luật nhất định. Đã có nhiều nhà nghiên cứu bằng thực tế và kinh nghiệm đã đề cập tới vấn đề quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất.Với bản thân em, là một sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân, kiến thức còn hạn chế, em xin được đề cập tới vấn đề quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay tại việt nam.
    Chúng ta đều biết sản xuất vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử được biểu hiện ở một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất. Đó là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội, quyết định sự vận động phát triển của xã hội. Và chúng ta cũng biết rằng, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai nhân tố hợp thành phương thức sản xuất, hai mặt của quá trình sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là một quy luật chung nhất của lịch sử xã hội, quy luật về sự vận động, phát triển của xã hội. Sự vận động và phát triển của xã hội là vấn đề quan trọng mà mọi người đều quan tâm. Do vậy để thấy được sự vận động, phát triển của xã hội cần phải nắm được quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để từ đó ứng dụng vào nền kinh tế xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đổi mới xã hội. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó của quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với và trình độ của lực lượng sản xuất, em xin được đưa ra một
    số một số ý kiến của bản thân mình dựa trên quan niệm của một số nhà triết học về vấn đề này với hi vọng được hiểu sâu hơn về vấn đề.
    Như vậy, phạm trù lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phản ánh mối quan hệ “song trùng”, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, cả hai hợp thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người.
    Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến nhất của nhân loại. Lực lượng sản xuất một mặt của phương thức sản xuất là yếu tố đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xã hội, quyết định khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao. Quan hệ sản xuất mặt thứ hai của phương thức sản xuất biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử. Những quan hệ sản xuất lỗi thời được xoá bỏ và thay thế bằng những kiểu quan hệ sản xuất mới cao hơn và hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn ra đời. Như vậy, sự xuất hiện sự phát triển hình thái kinh tế xã hội, sự chuyển biến từ hình thái đó lên hình thái cao hơn được giải thích trước hết bằng sự tác động của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Vì thế hiểu biết rõ và vận dụng quy luật là điều rất cần thiết. Ơ viêt nam, để xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa thì trong thời kỳ quá độ này, chúng ta chủ trương một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội.
    Từ ngày đổi mới,vận dụng đúng quy luật nền kinh tế của chúng ta có những tăng trưởng rõ rệt. Tỉ lệ GDP theo đầu người tăng, y tế, giáo dục văn hoá tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm Điều đó cũng phần nào thể hiện đảng ta đã lãnh đạo đất nước phát triển theo đúng hướng, hợp quy luật.Vì thế mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nũa để giữ vững và nâng cao thành quả đã đạt được.
     
Đang tải...