Tiểu Luận Quan điểm toàn diện trong vấn đề phát triển nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG


    I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

    1. Nội dung cơ bản của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến

    Trên thế giới các sự vật hiện tượng ngày càng phát triển, tuy nhiên có câu hỏi đặt ra là:

    Các sự vật hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối quan hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tách biệt nhau ? Nếu chúng có mối liên hệ thì cái gì quy định mối quan hệ đó ?


    1.1. Quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến:

    Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có những quan điểm khác nhau ;

    - Quan điểm siêu hình về mối liên hệ phổ biến: Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau, mối liên hệ rất đa dạng và phong phú song cac hình thức liên hệ khác nhau, không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau .

    - Quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến: Những người theo quan điểm biện chứng cho rằng các sự vật hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập vừa quy định, tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau


    1.2. Quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ.

    - Quan điểm duy tâm về sự liên hệ: trả lời câu hỏi thứ 2, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng: Cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiên tượng là một lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức cảm giác của con người.

    - Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ: Trả lời câu hỏi thứ 2, những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách biệt nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng: mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

    1.3. Các tính chất của mối liên hệ:

    - Tính khách quan: Mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng.

    - Tính phổ biến được thực hiện:

    + Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác

    + Mối liên hệ biểu hiện bằng những hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định.

    1.4. Phân loại mối liên hệ .

    Dựa vào tính đa dạng, nhiều vẻ của mối liên hệ mà ta có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp .

    - Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài

    - Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu

    - Mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất

    - Mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên.

    Các cặp mối liên hệ có quan hệ biện chứng với nhau .

    Mỗi loại mối liên hệ có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật .

    1.5. ý nghĩa phương pháp luận.

    - Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở mối liên hệ vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.

    - Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó và các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới nhận thức đúng sự vật.

    - Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên . để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.

    - Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.


    2. Nội dung cơ bản của nguyên lí về sự phát triển.

    - Quan điểm siêu hình về sự phát triển: quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật. Những người theo quan điểm siêu hình coi tất cả chất của sự không có sự thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng .Sự vật ra đời với những chất như thế nào thì quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín. Họ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp .

    - Quan điểm biện chứng về sự phát triển: quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp lên cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dùa trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng tuân theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoay ốc. Điều đó có nghĩa là quá trình phát triển, dường như sự vật ấy quay trở về điểm khởi đầu, song trên cơ sở mới cao hơn.

    2.1. Quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển.

    - Quan điểm duy tâm về sự phát triển: cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh, thượng đế, ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người.

    - Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển: Khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Nói cách khác đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó cũng là quá trình tự thân của mọi sự vật.

    Như vậy quan điểm duy vật biện chứng khẳng định rằng: sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật .

    2.2. Ý nghĩa phương pháp luận

    - Đòi hỏi khi xem xét bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng phai đặt chúng trong sự vận động, phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng .

    - Đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên, cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi .

    - Phải bết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tuỳ theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người.

    - Góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ dẫm chân tại chỗ. Chính vì thế chúng ta phải tăng cường, phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoá quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...