Luận Văn Quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trải qua 20 năm (1986 - 2006), công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã đạt được những thành tựu to lớn, và có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Điều đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
    Nhờ đổi mới mà nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt đời sống kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội Đảng VI (12/1986) đến nay đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng, tiết kiệm đầu tư , chính sách tiền tệ và ngoại thương. Chính sách đổi mới đã tạo ra nguồn động lực sáng tạo cho hàng tiêu dùng Việt Nam thi đua sản xuất đưa kinh tế đất nước tăng trưởng trung bình trên 7%/ năm từ 1987.
    Xét riêng về kinh tế, thứ nhất đổi mới đã chuyển nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đều được khuyến khích phát triển không hạn chế; thứ hai, đã chuyển 1 nền kinh tế khép kín, thay thế nhập khẩu là chủ yếu sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập, hướng mạnh về xuất khẩu, thứ ba, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng giai đoạn đổi mới và phát triển ở Việt Nam, trong đó xoá đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm là 2 ưu tiên trọng tâm; thứ tư, cùng với đổi mới kinh tế đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị với trọng tâm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
    Trong công cuộc đổi mới đó, Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, hợp lý quan điểm toàn diện, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay.
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
    1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến - cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện
    a. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

    Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
    b. Các tính chất của mối liên hệ
    Tính khách quan: Mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri vô giác cũng đang ngày hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác nhau (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ) tự nhiên, dù muốn hay không, cũng luôn luôn bị tác động bởi các sự vật hiện tượng khác. Đó là tính khách quan của mối liên hệ.
    Ngoài ra, mối liên hệ vốn có tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện:
    Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nàykhông có một quốc gia nào không có quan hệ, liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội và ngay cả Việt Nam ta khi tham gia tích cực vào các tổ chức như ASEAN, hay sắp tưói đây là WTO cũng không ngoài mục đích là quan hệ, liên hệ, giao lưu với nhiều nước trên thế giới.
    Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
    c. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện
    Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Đó chính là quan điểm toàn diện.
     
Đang tải...