Luận Văn Quan điểm toàn diện & lịch sử cụ thể với việc phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội ch

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm toàn diện & lịch sử cụ thể với việc phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


    I- ĐẶT VẤN ĐỀ
    Phép biện chứng là học thuyết triết học về biện chứng của thế giới. Mà biện chứng của thế giới thì bao gồm: Biện chứng khách quan (hay biện chứng của thế giới vật chất) tức là các mối liên hệ các quá trình tương tác, biến đổi, phát triển của các sự vật, hiện tượng vất chất, và biện chứng chủ quan tức là biện chứng của ý thức với tư cách phản ánh biện chứng khách quan. Do đó về mặt nguyên tắc thì biện chứng khách quan là cơ sở của biện chứng chủ quan (theo nguyên tắc chủ nghĩa duy vật). Vậy phép biện chứng duy vật được xác định là cơ sở của biện chứng ý thức.
    Với tư cách là học thuyết triết học về biện chứng của thế giới, thì phép biện chứng đã có 1 lịch sử ra đời và phát triển trên 1000 năm từ thời kỳ cổ đại và đã phát triển qua 3 hình thức cũng là 3 trình độ phát triển. Dần dần đã trở thành hệ thống lý luận và phương pháp biện chứng sâu sắc. Qua mỗi 1 thời kỳ phát triển thì nó trở nên hoàn thiện hơn, và trong phép biện chứng hịên đại thì Enger đã định nghĩa: Phép biện chứng duy vật là một khoa học về các mối liên hệ phổ biến và về các quá trình phát triển của tất thảy mọi sự vất hiện tượng của giới tự nhiên, của xã hội và của tư duy.
    Việt Nam xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) từ một nước nghèo nàn lạc hậu, nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Tuy vậy chúng ta cũng vẫn xây dựng một nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) bỏ qua chế độ phát triển tư bản, do vậy để phát triển được vô cùng khó khăn. Tuy vậy Đảng và nhà nước ta đã đề ra những nhiệm vụ kinh tế cơ bản là: Phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Phải xây dựng và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần nhân dân.
    Nền kinh tế thị trường có một đặc điểm quan trọng là tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước.
    Trong phần tiểu luận này em trình bày 2 nội dung sau:
    Phần 1: trình bày quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể của phép biện chứng duy vật
    Phần 2: Trình bày sự vận dụng quan điểm để phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .

    III- KẾT LUẬNNhư vậy từ việc nghin cứu vê phép biện chứng duy vật thấy rằng phép biện chứng duy vật xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ qua lại trong sự phát sinh , phát triển và tiêu vong của chúng. Đó là những nguyên lý, những quy luật, những phạm trù cơ bản chỉ ra được bản chất và phương hướng phát triển của xã hội. Mọi sự vật hiện tương luôn trong quá trình vận dộng và phát triển muốn nắm được bản chất và khuynh hướng của nó ta phải có quan điểm nhất định là: Khi phân tích một sự vật hiện tượng nào ta phải đặt nó trong sự vận động và phát triển để từ đó phát hiện được xu hướng phát triển của nó, để từ đó vạch ra tương lai đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế xã hội.
    Nước ta phát triển kinh tế thị trường nhằm giải phóng lực lượng xản xuất , động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với sự tiến bộ và công bằng xã hội. Khuyến khích làm giầu hợp pháp gắn với việc xoá đói giảm nghèo. Và nền kinh tế thị trường nước ta gồm 6 thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Sự tồn tại các thành phần kinh tế nói trên là tất yếu khách quan , nó do đặc điểm của công cuộc cải tạo nền kinh tế quy định. Quá trình cải tạo nền kinh tế đòi hỏi phải thực hiện dần dần từng bước một thông qua việc quốc hữu hoá và hợp tác hoá trên cơ sở quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.
    Việc tồn tại nền kinh tế này là chiến lược phát triển lâu dài của đất nước. Nó tại những khả năng thuận lợi cho việc khai thác những khả năng tiềm tàng của nền kinh tế. Từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước.
     
Đang tải...