Luận Văn Quan điểm toàn diện, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm toàn diện, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay



    LỜI MỞ ĐẦU

    Trải qua 20 năm (1986 - 2006), công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đã đạt được những thành tựu to lớn, và có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Điều đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
    Nhờ đổi mới mà nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt đời sống kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội Đảng VI (12/1986) đến nay đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng, tiết kiệm đầu tư , chính sách tiền tệ và ngoại thương. Chính sách đổi mới đã tạo ra nguồn động lực sáng tạo cho hàng tiêu dùng Việt Nam thi đua sản xuất đưa kinh tế đất nước tăng trưởng trung bình trên 7%/ năm từ 1987.
    Xét riêng về kinh tế, thứ nhất đổi mới đã chuyển nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đều được khuyến khích phát triển không hạn chế; thứ hai, đã chuyển 1 nền kinh tế khép kín, thay thế nhập khẩu là chủ yếu sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập, hướng mạnh về xuất khẩu, thứ ba, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng giai đoạn đổi mới và phát triển ở Việt Nam, trong đó xoá đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm là 2 ưu tiên trọng tâm; thứ tư, cùng với đổi mới kinh tế đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị với trọng tâm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
    Trong công cuộc đổi mới đó, Đảng ta đã vận dụng đúng đắn, hợp lý quan điểm toàn diện, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay.
     
Đang tải...