Tiểu Luận Quan điểm thực tiễn của triết học Mác-Lênin và sự vận dụng của Đảng CSVN vào sự nghiệp đổi mới ở nướ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở ĐầU
    1. Lý do chọn đề tài
    Thực tiễn là điểm xuất phát, là phạm trù trung tâm của hệ thống triết học Mác. Kể từ khi CMạc đánh giá đúng vai trò của thực tiễn và khẳng định nó trong triết học, ông đã vạch ra một ranh giới không thể vượt qua giữa triết học của mình với toàn bộ hệ thống triết học còn lại, kể cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm.
    Trong triết học Mác, thực tiễn được xem xét từ hai góc độ là góc độ thế giới quan và nhận thức luận. Từ góc độ thế giới quan, phạm trù thực tiễn tạo nên thế giới quan duy vật biện chứng, và từ góc độ nhận thức luận, phạm trù thực tiễn tạo nên nhận thức luận biện chứng duy vật. Có thể khẳng định, quan điểm thực tiễn hay nguyên tắc thực tiễn cao hơn lý luận là nguyên tắc phương pháp luận quan trọng nhất của triết học Mác - Lenin^.
    Mặc dù vậy, trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, không phải khi nào quan điểm thực tiễn cũng được tuân thủ nghiêm túc. Tình trạng xa rời quan điểm thực tiễn được thể hiện ở việc không coi trọng vai trò của hiệu quả kinh tế - xã hội với tính cách là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội. Nó còn được thể hiện ở việc áp dụng máy móc, giáo điều lý luận về CNXH, về con đường xây dựng CNXH mà không xem xét đầy đủ đến hoàn cảnh thực tế của đất nước. Có thể nói, việc xa rời những yêu cầu của quan điểm thực tiễn là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội giai đoạn trước năm 1986. Chính vì vậy, tại Đại hội lần thứ VI (121986/), Đảng đã chỉ ra sự cần thiết phải trở lại thực hiện nghiêm túc yêu cầu của quan điểm thực tiễn khi đưa ra bài học kinh nghiệm quan trọng “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” và khẳng định “Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao”.
    Hơn bao giờ hết, thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới cần được lý luận luận giải một cách thoả đáng, có cơ sở khoa học. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần hiểu luận điểm quan trọng của triết học Mác - Lenin^ “Thực tiễn cao hơn lý luan”^. một cách sâu sắc từ nguồn gốc, từ bản chất của mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, cơ sở để các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lenin^ đưa ra luận điểm trên. Từ những lý do nói trên, chúng tôi chọn đề tài “Quan điểm thực tiễn của triết học Mác - Lenin^ và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ khoa học Triết học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong những nội dung cơ bản của triết học Mác - Lenin^, phạm trù thực tiễn và mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu triết học của Việt Nam. Đặc biệt gần đây có các công trình: CNXH từ lý luận đến thực tiễn: những bài học kinh nghiệm chủ yếu do Lê Hữu Tầng chủ biên; Một số vấn đề triết học Mác - Lenin^: lý luận và thực tiễn của Lê Doãn Tá; Vấn đề tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý của Nguyễn Ngọc Hà; Vấn đề tiêu chuẩn chân lý trong lịch sử triết học của Nguyễn Tấn Hùng; Một số nguyên tắc phơương pháp luận trong vận dụng quan hệ lý luận và thực tiễn của Lương Việt Hải.
    Trong các công trình kể trên, do mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu quy định, phạm trù thực tiễn thường chỉ được xem dưới góc độ nhận thức luận mà chưa được nghiên cứu đầy đủ dưới góc độ thế giới quan. Nói cách khác, là vai trò của thực tiễn đối với thế giới quan triết học của CMạc và PhAngghen(. - cơ sở để các ông tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học chưa được chú ý xem xét
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...