Luận Văn Quan điểm thái độ của các nước lớn đối với cuộc chiến tranh Mỹ đánh Irag

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm thái độ của các nước lớn đối với cuộc chiến tranh Mỹ đánh Irag


    QUAN ĐIỂM THÁI ĐỘ CỦA CÁC NƯỚC LỚN ĐỐI VỚI

    CUỘC CHIẾN TRANH MỸ ĐÁNH IRAG




    I. Từ những nguyên nhân nào Mỹ – Anh tiến hành cuộc chiến tranh Irag?

    1. Irag vi phạm vũ khí hạt nhân.

    Trong thời gian qua,Mỷ vừa ráo riết điều động lực lượng quân sự đến khu vực vùng vịnh, vừa khẵng định họ đã nắm trong tay chứng cứ Irag có vũ khí hủy diệt và yêu cầu các nhân viên thanh tra LHQ tăng cường điều tra. Trong chương trình phát thanh truyền hình hàng tuần dành cho tổng thống Mỹ, ông Bush khẳng định tuyên bố về các loại vũ khí của Irag “cần phải đáng tin cậy, chính xác và đầy đủ . Bất kỳ một hành động nào trì hoản hoặc coi thường sẻ đều chứng tỏ rằng Sadam Hussein đã không tuân thủ nghị quyết của HĐBA LHQ và bác bỏ con đường hoà bình”.

    Cũng như tổng thống Mỹ,Anh đưa ra những bằng chứng tổng quát tố cáo chương trình phát triển các loại vủ khí huỷ diệt của Irag. Tuy nhiên cẩhi nước vẩn chưa đưa ra bằng chứng cuối cùng về khả năng có vủ khí huỷ diệt của nước này. Trong khi đó, căng thẳng đảng đối lập Oxxâykia đã gọi thận trọng việc đánh giá bản hồ sơ kê khai các loại vủ khi của Irag. Tuy nhiên Mỷ và Anh vẩn chưa đưa ra bằng chứng cuối cùng và không nên vội phán quyết. Ông Kevin Rudd, người phát ngôn các vấn đề đối ngoại của đảng đối lập tuyên bố: “Cần phải nghiên cứu một cách chu đáo có hệ thống và thận trọng trong khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào trên cơ sở bản kê khai của Irag”.

    Ngoại trưởng Ôxtrâylia cũng tỏ thái độ nghi ngờ về tuyên bố của Irag cho rằng họ đã thực sự phá huỷ toàn bộ các loại vủ khí kể từ khi tiến trình thanh sát vủ khí của LHQ bị đổ vở hồi 1988.Ông nói: “không có gì nghi ngờ trên cơ sở mà Mỹ và Anh đưa ra cho thấy, Irag có các loại vủ khí có khả năng huỷ diệt và tất nhiên. Irag vẫn chưa phá huỷ các loại vủ khí huỷ diệt đó vào những năm 1988 khi phái đoàn thanh sát vủ khí LHQ buộc phải rời khỏi nước này”

    Như vậy cho thấy dấu hiệu chính quyền Mỹ đang gia tăng áp lực đối với Saddam và chính quyền của ông.Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Đonal đã thúc dục nhà lãnh đạo Irag phải từ bỏ quyền lực và sống lưu vong, chiến tranh hay hoà bình hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự lựa chọn cuối cùng của nhà lảnh đạo Irag.Theo các điều khoản nghị quyết 1441,Irag phải kê khai đầy đủ các loại vủ khí vạo hạn chót ngày 8/12 bao gồm các loại vủ khí huỷ diệt sinh học, hoá học và hạt nhân.

    Dưới đầu đề “thèm khát chiến tranh”, báo the Egyptian ngày 27/9 phê phán các thế lực hiếu chiến Mỹ đang tìm cớ tấn công Irag lẻ phải và dư luận của thế giới. Vạch rỏ sự dối trá của Mỹ và Anh trong việc Irag có quan hệ với các tổ chức khủng bố và sản xuất vũ khí giết người hàng loạt nhưng lại không đưa ra được bằng chứng cụ thể nào.Sự thật trái với lời lẻ tuyên truyền của Mỹ và Anh. Cái gọi là “Hồ sơ về những bằng chứng vững chắc” do thủ tướng Anh Tony Blair đưa ra chỉ khiến nhiều nước trên thế giới ngạc nhiên trước sự ám ảnh của Mỹ và Anh trước cuộc chiến tranh Irag. Rỏ ràng là sự choáng váng trước hoạt động ngoại giao nhanh chóng của Irag khi nước này tuyên bố chấp nhận sự trở lại không điều kiện của thanh sát viên vủ khí LHQ, Oasinhtơn và Luân đôn đã đẩy mạnh các nổ lực làm tăng “tính hấp dẫn” của cuộc chiến tranh chống Irag, một nước đang kiệt quệ bởi những biện phát trừng phạt kéo dài hơn một thập kỷ qua.

    Do sức ép trong nước và quốc tế, Bush đã đá quả bóng sang LHQ hồng vận động sực ủng hộ của quốc tế đối với kế hoặt tấn công Irag và thay đổi chế độ ở Bátđa. Sau khi đã đưa ra lý do bao biện cho một cuộc xâm lược Irag tỏ ra không có hiệu lực và tính thuyết phục, những lời cáo buộc chông Irag lại càng suy yếu thêm khi Bátđa tuyên bố để các thanh sát viên vủ khí của LHQ tới kiểm tra tất cả các địa điểm bị nghi ngờ chứa vủ khi giết người hàng loạt. Ông Bush cho rằng: sau khi một quan chức cao cấp trong chương trình vủ khí của Irac đào tầu và thừa nhận Irac đã sản xuất vủ khí hàng chục nghìn lít chất gây bệnh than và những tác nhân sinh học gây chết người khác để sử dụng trong các đầu đạn tên lửa Scud, bom thả trên không và để phun từ trên máy bay xống. Ngay lúc này Irag đang mở rộng và cải thiện các cơ sở được sử dụng để sản xuất vủ khí sinh học. Irag các thể đang duy trì những kho chứa các chất VX, mù tạc và các tác nhân hóa học khác, và chế độ này đang xây dựng lại và mở rộng các cơ sở có khả năng tăng sản xuât vủ khí hoá học.

    Irag thừa nhận họ đã có một chương trình vủkhí hạt nhân cấp tốc trước cuộc chiến tranh vùng vịnh, Hiên nay Irag tiếp tục giũ kín thông tin quan trọng về chương trình hạt nhân của họ. Bản thiết kế các loại vủ khí, nhật ký mua sắm, các dử kiện thử nghiệm, Irag thuê các nhà khoa học và kỷ thuật hạt nhân có năng lực, Irag đã từng mua các ống nhôm được dùng làm tăng Uranium cho vủ khí hạt nhân. Nếu Irag có được nguyên liệu phân hạch họ có thể chế tạo được vủ khí hạt nhân trong vòng một năm, Irag có tên lửa Scud với tầm bắn 150km cho thấy, Irag đang chế tạo những tên lửa tầm xa hơn có thể gây ra cái chết hàng loạt ở khắp khu vực.

    Tuy nhiên, bất chấp những điều kể trên, Oasinh tơn vẩn không muốn rời ngón tay khỏi còi súng. Chính quyền Bush thúc ép LHQ thông qua một nghị quyết mới cứng rắn hơn đối vời Irag mà họ có thể lợi dụng như một sự cho phép mở cuộc tấn công vào Irag. Ngoài Mỹ và Anh, các thành viên khác của hội đồng bảo an LHQ đều cho rằng không có lý do gì tể tiến hành cuộc chiến tranh chống Irag. Không phải Mỷ không muốn đơn phương hành động chống Irag khi mà ông Bush thẳng thừng tuyên bố với LHQ rằng nều tổ chức quốc tế lớn nhất này không hành động thì “Mỷ và các nước bạn bè”sẻ ra tay. Lời đe dọa rỏ ràng đả gây sức ép đối với LHQ và buộc phải khuất phục bởi không còn sự lựa chọn.


    2.Dầu mỏ và vị trí chiến lược của Trung Đông.


    Đề cập tới mục tiêu của Mỹ trong kế hoặnh tấn công Irag, thế giới và ngay cả đồng minh thân cận của Mỹ củng phải đặt câu hỏi là tại sao Mỹ lại khao khát và bằng mọi cách tấn công Irag và thay đổi chế độ Bátđa đến như vậy.

    Chẳng có bằng chứng bổng nhiên Irag lại trở thành một mối đe dọa với an ninh của Mỹ. Bởi vậy, ít người nghi ngờ rằng chính quyền Mỹ hiếu chiến đang thầm khát nguồn dầu mỏ dồi dạo và một chổ đứng chân lớn ở khu vực chiến lược này.

    Bị hấp dẫn bởi những gạt hái mà họ cho rằng có thể thu được dể dàng một lượng dầu mỏ lớn ở khu vực này và của Irag. Trung Đông là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất thế giới bởi nó án ngữ giáp ranh ba châu lục, các đường giao thông quan trọng và nguồn dầu mỏ dồi dào. Dường như Oasinh tơn đang bất chấp lẻ phải và tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa ở khu vực vốn bất ổn ở Trung Đông nhằm mực đích khống chế Trung Đông.



    3.Chống khủng bố.


    Nhân danh bảo vệ, cường quốc duy nhất này đang giống lên lời cảnh báo về khủng bố, đang chuyển vủ khí tới vị trí sản sàng hành động, xây dựng sự nhất trí và tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ cửa chủ nghĩa khủng bố.

    Với cái cớ tiến hành cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố, lầu năm góc có cơ hội tiến hành một chiến lược dài đã định trước và tích cực chuyển tầm điểm hoạt động của họ từ châu Âu sang châu Á và tất nhiên sẻ không bỏ qua khu vực Trung Đông mà điển hình là Irag.

    Lợi dụng sự việc 11/9 vừa qua, Mỹ đã mở mắt trận chống khủng bố trên phạm vi toàn thế giới. Trong bài phát biểu tại LHQ, 12.09/2002 ông Bush cho rằng: “chúng ta đả chứng kiến những ý định huỷ diệt của những kẻ thù của chúng ta. Mối đe dạo này ẩn nấu trong mọi quốc gia, kể cả chính đất nước tôi. Trong các nhà tù và trại giam, những kẻ khủng bố đang âm mưu huỷ diệt hơn nữa, và xây dựng các căn cứ mới cho cuộc chiến tranh của chúng. Chống lại nền văn minh và mối lo ngại lớn nhất của chúng ta là những kẻ khủng bố sẻ tìm một con đường tắt để đi đến những tham vọng điên rồ của chúng khi chế độ bất hợp pháp cung cấp cho chúng những công nghệ để giết người trên quy mô hàngloạt”.

     
Đang tải...