Tiểu Luận Quan điểm, mục tiêu và giải pháp tăng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn việt nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Căn cứ và mục tiêu huy động vốn phát triển CSHT GTNT:
    1. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
    Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đạt được những bước phát triển ổ định, khá toàn diện, cải tạo và nâng cao được đời sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn thì nông thôn hiện nay còn nhiều khó khăn, yếu kém. Đặc biệt là CSHT nông nghiệp nông thôn, do đó phát triển CSHT là giải pháp quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng có một số chỉ tiêu cơ bản phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn năm 2010 cụ thể như sau:
    - Thuỷ lợi: đảm bảo năng lực tưới tiêu cho 8,5 triệu ha lúa, hoa màu cà cây công nghiệp.
    - Giao thông: ưu tiên đầu tư trên 5 huyện và 500 trung tâm xã chưa có đường ô tô, 50% tuyến đường giao thông nông thôn được rải nhưạ.
    - Năng lượng: 100% số xã và số hộ vùng đồng bằng sông Hồng và Trung Du miền núi phía Bắc được dùng điện và các vùng khác tỷ lệ này là 70-80% số hộ.
    - Giáo dục: 97% số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết.
    - Y tế: 100% số xã có trạm y tế, nâng cấp 60% số trạm y tế hiện có.
    - Tuy nhiên không có những giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ để giải quyết hai vấn đề chủ yếu là vốn và cơ chế chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn thì sẽ khó đạt được những mục tiêu đề ra.
    2. Quan điểm và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.
    2.1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
    Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ghi: “Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, ưu tiên cho công trình trọng diểm phục vụ chung cho nền kinh tế xây dựng một cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng tỷ lệ đầu tư cho nông thôn và nông nghiệp, xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng”.
    Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn và nền nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng đã xem xét đến vấn đề cơ sở hạ tầng nông thôn dưới góc độ kinh tế và coi hệ thống đường giao thông nông thôn là một trong những vấn đề nổi cộm. Phát triển giao thông nông thôn sẽ đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá một cách thông suốt, gắn người tiêu thụ với các cơ sở sản xuất nông thôn. Từ đó sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho nền kinh tế nông thôn. Nhờ đó đời sống của nông dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Điều này là phù hợp với chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, đây được coi là chương trình kinh tế xã hội quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn. Gắn xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế mà giải pháp chủ yếu là tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong đó phát triển giao thông nông thôn là một trọng điểm đầu tư.
    Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định phát triển giao thông nông thôn là nền tảng cho việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn từ đó đóng góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...