Tiểu Luận Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã h

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam(tháng 12 – 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI là một cuộc đánh dấu bước chuyển quan trọng nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    Việt Nam xuất phát điểm là một nước nghèo,kinh tế - kỹ thuật lạc hậu,trình độ xã hội còn thấp,lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam,là khát vọng ngàn đơì thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Thực tế sau những năm đổi mới và phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN đã chứng minh rằng,kinh tế thị trường là con đường phát triển kinh tế có hiệu quả,từ đó quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là cả một quá trình vừa đổi mới tư duy lý luận,nhất là tư duy kinh tế,vừa bám sát các quy luật khách quan và kịp thời tổng kết thực tiễn đầy sống động của Việt Nam.
    Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn những vấn đề hạn chế bất cập. Chính vì thế chúng ta phải luôn đổi mới,nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế,phải vận dụng chính sách một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh đất nước,phù hợp với khu vực thế giới và thời đại. Điều đó cũng có nghĩa là phải phân tích các yếu tố kinh tế trong tổng thể các mối quan hệ,trong sự vận động,phát triển không ngừng. Do vậy việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể của triết học Mác – Lênin vào quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy,trong bài viết tiểu luận triết học của mình,tôi đã chọn đề tài: “Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.









    MỤC LỤC

    A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    B.NỘI DUNG 2

    1.Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2
    1.1. Tính tất yếu khách quan phát triển KTTT ở Việt Nam 2
    1.1.1.Khái niệm KTTT 2
    1.1.2. Tác dụng to lớn của sự phát triển KTTT 2
    1.2. KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 3
    1.2.1. Khái niệm KTTT định hướng XHCN 3
    1.2.2.Bản chất và đặc trưng nền KTTT định hướng XHCN 4
    2. Thực trạng quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 5
    2.1. Sự cần thiết phải vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6 6
    2.2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến quá trình xây dựng và phát triển KTTT định hướng XHCN 6 7
    2.2.1. Thực trạng nền kinh tế đât nước 7
    2.2.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta 7
    2.3. Qúa trình xây dựng và phát triển nền kinh tế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn của quan điểm lịch sử cụ thể 8 8
    3. Một số thành tựu và giải pháp trong xây dựng và phát triển KTTT định hướng XHCN 10
    3.1Những thành tựu đạt được 10
    3.2.Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 10
    3.2.1. Xây dựng,chỉnh đốn,nâng cao năng suất lãnh đạo của Đảng 10
    3.2.2. Thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế,trên nguyên tắc lấy công hữư làm nền tảng 11
    3.2.3. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước 11
    3.2.4. Hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống thị trường,bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào 11
    3.2.5. Tích cực đấu tranh phòng,chống quan liêu,tham nhũng.lãng phí,chống chủ nghĩa cá nhân 11
    3.2.6.Thực hiện sự thống nhất,gắn bó hữu cơ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 12
    3.2.7. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh để giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội 12
    3.2.8. Tiếp tục đẩy mạnh phân công lao động xã hội, đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá
    3.2.9. Tiêp tục đổi mới tư duy trong xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,chủ động tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế
    C.KẾT LUẬN 14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...