Thạc Sĩ Quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo và những định hướng trong công tác tôn giáo ở nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/10/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
    1.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 20
    1.3. Khung lý thuyết của luận án 23
    1.4. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án 24
    Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM HỒ
    CHÍ MINH VỀ VẬN ĐỘNG TÍN ĐỒ TÔN GIÁO 29
    2.1. Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo 29
    2.2. Nội dung quan điểm và phương pháp của Hồ Chí Minh về vận
    động tín đồ tôn giáo 38
    Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG QUAN
    ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẬN ĐỘNG TÍN ĐỒ TÔN GIÁO 69
    3.1. Các nhân tố tác động và chủ thể vận dụng quan điểm của Hồ Chí
    Minh về vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 69
    3.2. Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo
    từ phương diện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
    nước từ năm 1990 đến nay 80
    3.3. Kết quả việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín
    đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 88
    Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG
    VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẬN
    ĐỘNG TÍN ĐỒ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 119
    4.1. Những vấn đề đặt ra từ việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh
    về vận động tín đồ tôn giáo 119
    4.2. Những định hướng trong vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về
    vận động tín đồ tôn giáo hiện nay 125
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 164


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    BCH Ban Chấp hành
    CNXH Chủ nghĩa xã hội
    CS Cộng sản
    KT-XH Kinh tế - xã hội
    Nxb Nhà xuất bản
    TW Trung ương
    UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
    XHCN Xã hội chủ nghĩa


    1
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng dân
    tộc, nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá lớn của thế giới. Người đã để lại cho
    dân tộc những di sản tư tưởng quý báu, trong đó có quan điểm tín ngưỡng, tôn
    giáo. Tư tưởng của Người về tôn giáo, quan điểm vận động tín đồ tôn giáo đã
    được Đảng ta quán triệt bằng quan điểm: nội dung cốt lõi của công tác tôn
    giáo là công tác vận động quần chúng.
    Tín đồ tôn giáo là một bộ phận quần chúng nhân dân, nhưng đây là một
    bộ phận có tính đặc thù ở chỗ họ có tình cảm và đức tin tôn giáo. Từ khi nước
    Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
    lãnh đạo cách mạng và đề ra đường lối, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn
    giáo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng nên đã vận động được đông
    đảo quần chúng có tôn giáo tích cực tham gia vào sự nghiệp cách mạng giải
    phóng dân tộc và xây dựng đất nước đi theo con đường XHCN.
    Trải qua 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, đời sống kinh tế, xã hội có
    nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, việc đổi mới chính sách, tín ngưỡng,
    tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đã từng bước đáp ứng được
    nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của đồng bào tôn giáo; tạo cho tín
    đồ, chức sắc tôn giáo phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng,
    Nhà nước và tích cực góp phần to lớn vào phát triển kinh tế, xã hội.
    Cùng với chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta tiến hành đổi
    mới trên lĩnh vực công tác tôn giáo, tín ngưỡng. Nghị quyết số 24-NQ/TW
    ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị khoá VI về tăng cường công tác tôn giáo
    trong tình hình mới là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển về nhận thức
    vấn đề tôn giáo ở nước ta. Có thể thấy, Nghị quyết số 24-NQ/TW có hai luận
    điểm mang “tính đột phá” là: (i) tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
    một bộ phận nhân dân; (ii) tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức phù hợp
    với chế độ mới.


    2
    Trên cơ sở đổi mới nhận thức của Nghị quyết 24/NQ-TW, sự đổi mới tư
    duy về tôn giáo của Đảng một lần nữa tiếp tục được khẳng định và phát triển
    cao hơn nữa trong Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12-3-2003 của BCH TW
    lần thứ Bảy khóa IX. Nghị quyết tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của Chủ
    nghĩa Mác - Lênin và quan điểm Hồ Chí Minh về tôn giáo. Ngoài ra, Nghị
    quyết số 25/NQ-TW đã bổ sung và làm rõ hơn nhiều nội dung đã chỉ ra trước
    đó. Nghị quyết xác định tôn giáo không chỉ tồn tại lâu dài mà sẽ tiếp tục đồng
    hành cùng dân tộc, đặc biệt là đồng hành với chế độ XHCN mà nhân dân ta
    đang xây dựng. Trên cơ sở những nội dung cơ bản của hai nghị quyết này, các
    kỳ đại hội của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của tôn giáo và đảm bảo
    quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào. Những đường lối, chủ trương
    của Đảng, Nhà nước về cơ bản kế thừa và thống nhất với quan điểm của Hồ
    Chí Minh.
    Tuy nhiên, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta những năm qua
    cũng có những diễn biến phức tạp, không ít những hoạt động tôn giáo vi
    phạm chính sách, pháp luật. Tình hình trên có liên quan trực tiếp tới công tác
    vận động tín đồ tôn giáo, mặc dù công tác này đã có những chuyển biến rất tích
    cực, song vẫn còn không ít thiếu sót cả về nội dung và phương pháp vận động.
    Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức về quan điểm, chính sách, pháp luật về
    tôn giáo chưa đúng, hoặc chưa đạt tới độ sâu sắc cần thiết; đặc biệt là cách nhìn
    nhận và đánh giá chưa thật khách quan đối với tín đồ, chức sắc tôn giáo. Từ đó,
    trong công tác vận động tín đồ tôn giáo, họ đã có những cách làm và phương
    pháp xử lý thiếu tế nhị, thậm chí thô bạo gây nên tâm trạng búc xúc của tín đồ,
    chức sắc tôn giáo.
    Việc phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, yếu kém
    trong công tác vận động tín đồ tôn giáo, theo quan điểm toàn diện và phát
    triển, có ý nghĩa thúc đẩy không chỉ cho sự thành công của công tác tôn giáo
    mà còn cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước hiện nay. Muốn vậy, trong công tác vận động tín đồ tôn giáo hiện nay,
    không những phải bám sát, nắm vững thực tiễn đang diễn ra của tồn tại xã hội


    3
    Việt Nam và thế giới, mà còn phải dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc
    nghiên cứu, vận dụng, phát triển quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ
    tôn giáo trong công tác tôn giáo ở nước ta để có hiệu quả hơn.
    Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quan điểm Hồ Chí Minh
    về vận động tín đồ tôn giáo và những định hướng trong công tác tôn giáo ở
    nước ta hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ tôn giáo học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm và phương pháp
    vận động tín đồ tôn giáo của Hồ Chí Minh; xem xét và phân tích thực trạng
    vận dụng các quan điểm đó trong công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, từ
    đó đề xuất một số định hướng cơ bản đối với công tác vận động tín đồ tôn
    giáo ở nước ta trong thời gian tới.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ sau:
    Một là, làm rõ những cơ sở hình thành, nội dung quan điểm và phương
    pháp của Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo.
    Hai là, phân tích thực trạng vận dụng quan điểm vận động tín đồ tôn
    giáo của Hồ Chí Minh ở Việt Nam thời gian qua (chỉ ra những thành tựu, hạn
    chế), đồng thời nêu rõ những vấn đề đặt ra.
    Ba là, đưa ra những định hướng của công tác vận động tín đồ tôn giáo
    theo quan điểm Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: là quan điểm và phương pháp vận động tín
    đồ tôn giáo của Hồ Chí Minh; việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào
    công tác tôn giáo, công tác vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu những bài nói, bài
    viết của Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo và việc vận dụng quan
    điểm Hồ Chí Minh về công tác vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam qua


    4
    nghiên cứu thực tế tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh
    Bình, Yên Bái, v.v
    - Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu những quá trình vận
    dụng quan điểm Hồ Chí Minh về công tác vận động tín đồ tôn giáo từ năm
    1990 đến nay, khi có Nghị quyết 24/NQ-TW của Bộ Chính trị về tăng cường
    công tác tôn giáo trong tình hình mới.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận
    Đề tài luận án được triển khai dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của
    chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác vận động
    tín đồ tôn giáo; đồng thời có tham khảo và vận dụng một số quan điểm lý luận
    về tôn giáo của xã hội học tôn giáo, nhân học tôn giáo và chính trị học, .
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này, nghiên cứu sinh sử dụng xuyên suốt những phương
    pháp luận chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
    lịch sử để luận giải cơ sở thực tiễn, lịch sử, xã hội của việc hình thành quan
    điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo, cũng như việc vận dụng quan
    điểm đó của Người trong thực tiễn công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
    Bên cạnh phương pháp luận, tác giả luận án sử dụng một số phương
    pháp tiếp cận chuyên ngành và liên ngành. Đó là:
    Cách tiếp cận sử học: Để nghiên cứu, làm rõ bối cảnh lịch sử - xã hội
    và các nguồn gốc hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn
    giáo, luận án sử dụng cách tiếp cận sử học để nghiên cứu theo lát cắt dọc và
    lát cắt ngang nhằm đánh giá khách quan bối cảnh, điều kiện, hoàn cảnh lịch
    sử, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến việc hình thành quan
    điểm của Hồ Chí Minh. Cách tiếp cận này được sử dụng để giải quyết các nội
    dung ở chương 2 của luận án.
    Cách tiếp cận chính trị học: Luận án sử dụng cách tiếp cận này để làm
    rõ quá trình nhận thức và nội dung quan điểm của Đảng, Nhà nước, các cấp,
    ngành về công tác tôn giáo và vận động tín đồ tôn giáo trong thời gian qua.


    5
    Cách tiếp cận chính trị học giúp luận án làm rõ công tác tôn giáo là một nội
    dung công tác quan trọng do Đảng lãnh đạo, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính
    trị. Đây là cách tiếp cận được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án.
    Cách tiếp cận xã hội học tôn giáo: Luận án sử dụng cách tiếp cận này
    nhằm nghiên cứu về thực trạng việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về công
    tác vận động tín đồ tôn giáo trong thực tế hiện nay ở một số địa phương. Từ đó,
    rút ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế của việc vận dụng quan điểm Hồ
    Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo, đưa ra một số định hướng cơ bản trong
    việc vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    Ngoài ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể sau đây:
    Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp khái quát hóa; Phương
    pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp lịch sử và lôgic.
    Trong đó, phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện, với 20 phiếu
    phỏng vấn sâu tới đối tượng gồm: cán bộ quản lý, phụ trách mảng tôn giáo ở
    một số tỉnh, thành phố, một số chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhằm làm rõ hơn
    những nội dung của chương 3, 4 về thực trạng vận dụng quan điểm Hồ Chí
    Minh và định hướng trong công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực
    tiễn liên quan đến công tác vận động tín đồ tôn giáo và quan điểm Hồ Chí
    Minh về vận động tín đồ tôn giáo.
    Thứ hai, luận án góp phần đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác vận
    động tín đồ tôn giáo của Đảng, Nhà nước theo quan điểm của Hồ Chí Minh từ
    năm 1990 đến nay và làm rõ một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết khi vận
    dụng quan điểm Hồ Chí Minh vào vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    Thứ ba, luận án đã nêu ra một số một số định hướng trong việc vận dụng
    quan điểm Hồ Chí Minh về vận động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    * Ý nghĩa lý luận: Luận án phân tích, làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về
    vận động tín đồ tôn giáo. Đồng thời, đánh giá thực trạng và đưa ra một số định


    6
    hướng trong công tác vận động tín đồ tôn giáo của Đảng, Nhà nước theo quan
    điểm của Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
    * Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
    nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo học và một số ngành khoa học xã hội và nhân
    văn. Kết quả luận án còn gợi mở cho thực tiễn công tác tôn giáo, công tác vận
    động tín đồ tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
    luận án được kết cấu thành 04 chương, 11 tiết.
     
Đang tải...