Tiểu Luận Quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục văn hoá cho thanh niên

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VĂN HOÁ TRONG THANH NIÊN 3
    LỜI MỞ ĐẦU 6
    PHẦN NỘI DUNG 7
    CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM LÍ LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VĂN HOÁ TRONG THANH NIÊN 7
    1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ 7
    2. Giáo dục văn hoá trong thanh niên 8
    CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VĂN HOÁ CHO THANH NIÊN VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TIỄN 15
    NƯỚC TA HIỆN NAY 15
    1. Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục văn hoá cho thanh niên 15
    2. Thực tiễn các hoạt động văn hoá của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 16
    3. Học tập và phát triển hơn nữa quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục văn hoá cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay 20
    VĂN HOÁ TRONG THANH NIÊN


    1. Lí do chọn đề tài
    Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thanh niên gánh vác một trách nhiệm hết sức to lớn vì thanh niên chính là người chủ tương lai của đất nước, có vị trí đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc, là lực lương xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang đó, thanh niên cần phải ra sức học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ văn hoá, gắn học tập với định hướng tư duy và hành động cụ thể, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong tình hình mới.
    Hơn 70 năm qua, chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện thực tiễn của nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Bác luôn quan tâm đến các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó đặc biệt dành sự quan tâm đến thế hệ trẻ thanh niên. Những quan điểm giáo dục văn hoá cho thanh niên của Bác không chỉ có ý nghĩa to lớn trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có vị trí chiến lược trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Từ việc nắm bbát quan điểm của Hồ Chí Minh chúng ta có sự so sánh đối chiếu với thực tiễn và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, khả năng cuẩ thanh niên, đấp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
    Viết về quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục cách mạng cho thế hệ sau, về văn hoá hay về thanh niên thì đã có nhiều tác phẩm như “Bàn về thanh niên”, “Về giáo dục và tổ chức thanh niên” nhưng chủ yếu là liệt kê các câu nói của Bác trích trong Hồ Chí Minh toàn tập chứ chưa có một bài bài viết về quan điểm giáo dục văn hoá của Bác cho thanh niên cùng với sự luận giải đối với từng vấn đề, từ đó xem xét tình hình thực tiễn, việc thực hiện quán triệt tư tương Hồ Chí Minh. Khi nhìn nhận toàn bộ lí luận và thực tiễn ta có thể đề ra những kiến nghị mới nhằm hạn chế những tồn tại và phát huy hơn nữa thế mạnh của thanh niên trong sự nghiệp đổi mới. Nước ta còn nghèo muốn đạt được chỉ tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì sự chú trọng đào tạo bồi dưỡng thanh niên là một việc làm rất cần thiết.
    2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là làm rõ cơ sở, nộidung tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn từ kết quả nghiên cứu để giải quyết vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam cả trong nhận thức tư tưởng, chính trị đến hành động.
    Chính vì vậy mục đích của báo cáo là trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục văn hoá cho thanh niên một cách có hệ thống, nhìn nhận vị trí và vai trò của thanh niên trong thời điểm hiện nay, thực tế hoạt động giáo dục văn hoá và biểu hiện văn hoá của thanh niên với những nét tích cực và tiêu cực. Từ đây quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên , về vị trí thanh niên và rút ra kết luận, đưa ra các đề nghị và giải pháp nhằm giúp thanh niên thực hiện tốt vai trò của mình.
    3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là thanh niên trong tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hoá.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu về quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục văn hoá cho thanh niên một cách có hệ thống và toàn diện. Trên cơ sở đó Báo cáo sử dụng chủ yếu các phương pháp sau đây:
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
    - Phương pháp lịch sử cụ thể
    - Phương pháp trừu tượng hoá và khái quát hoá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...