Tiểu Luận Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi m

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Mục lục. 1
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    NỘI DUNG 3
    I) LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 3
    1) Vật chất 3
    2) Ý thức. 5
    3) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. 7
    II) VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY 9
    1) Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị: 9
    2) Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay. 11
    KẾT LUẬN 16
    Tài liệu tham khảo. 17

    LỜI MỞ ĐẦU

    Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đế về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác – Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
    Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì trệ, một hệ thống quản lý yếu kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa vận chất và ý thức. Vấn đề này đã được nhận thực đúng sau đổi mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành rất nhiều thắng lợi sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để theo kịp với xu thế phát triển của thời đại, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục tiến hành đổi mới toàn diện đất nước trong đó đổi mới kinh tế chiếm vai trò chủ đạo. Bởi lẽ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Do vậy nếu vận dụng tốt được mối quan hệ này vào đổi mới kinh tế và chính trị ở nước ta thì sẽ giúp cho đất nước ta ngày càng phát triển hơn.
    Với mong muốn tìm hểu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay ”.
    Do kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự góp ý của cô giáo để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

    NỘI DUNG
    I) LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
    1) Vật chất
    a) Định nghĩa vật chất
    Lenin định nghĩa “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
    Khi định nghĩa, vật chất là phạm trù triết học, Lenin một mặt muốn chỉ rõ vật chất là khái niệm rộng nhất, đồng thời cũng muốn phân biệt tư cách là phạm trù triết học – là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng với những dạng vật chất cụ thể, với những “hạt nhân cảm tính”. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học không có những đặc tính cụ thể có thể cảm thụ được. Định nghĩa vật chất như vậy khắc phục được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật đồng nhất vật chất với hình thức biểu hiện cụ thể của nó.
    Lenin cho rằng, vật chất vốn tự nó có, không thể tiêu diệt được. Nó tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người. Vật chất là một thực tại khách quan. Khác với quan niệm, ý niệm tuyệt đối của chủ nghĩa duy tâm khách quan, “thượng đế” của tôn giáo Vật chất không phải là lực lượng siêu nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó. Trái lại, phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát sự vật, hiện tượng cụ thể. Và do đó, các đối tượng vật chất có thật, hiện thực đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác. Nhờ đó ta có thể biết được, hiểu được và nắm bắt sự vật này. Định nghĩa của Lenin đã khẳng định được câu trả lời về hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học.
    b) Các đặc tính của vật chất:
    ¨ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất.
    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là sự biến đổi nói chung chứ không phải là sự chuyển dịch trong không gian. Ăng- ghen cho rằng vận động là một phương thức tồn tại vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, gồm tất cả mọi sự thay đổi trong mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ. Vận dộng có năm hình thức vận động chính là Cơ – Hóa – Lý – Sinh – Xã hội. Các hình thức vận động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, một hình thức vận động này thực hiện là tác động qua lại với những hình thức vận động khác, trong đó vận động cao bao gồm vận động thấp nhưng không thể coi hình thức vận động cao là tổng số đơn giản các hình thức vận động thấp.
    Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, không thể có vận động bên ngoài vật chất, không do ai sáng tạo ra và không thể tiêu diệt được. Do đó, nó được bảo toàn cả về số lượng lẫn chât lượng. Các hình thứ vận động chuyển hóa lẫn nhau còn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn tại.
    ¨ Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
    Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất có vị trí, có hình thức kết cấu, có độ dài ngắn, cao thấp. Không gian biểu hiện sự tồn tại và tách biệt của các sự vật với nhau, biểu hiện qua tính chất và trật tự của chúng. Còn thời gian phản ánh thuộc tính của các quá trình vật chất diễn ra nhanh hay chậm, kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Thời gian biểu hiện trình độ, tốc độ của quá trình vật chất, tính tách biệt giữa các giai đoạn khác nhau của quá trình đó, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật hiện tượng.
    Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của vật chất đang vận động. Lenin chỉ ra “ trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động”. Không gian và thời gian tồn tại khách quan, nó không phải bất biến, không thể đứng ngoài vật chất, không có không gian trống rỗng, mà nó có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động.
    ¨ Tính thống nhất vật chất của thế giới
    Chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tinh thần có trước, quyết định vật chất. Còn chủ nghĩa duy vật thì ngược lại, vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức. Triết học Mác – Lenin khẳng định rằng thế giới đều là những dạng cụ thể của vật chất, có liên hệ vật chất thống nhất với nhau như liên hệ về cơ cấu tổ chức, lịch sử phát triển và đều phải tuân thủ theo qui luật khách quan của thế giới vật chất. Do đó, nó tồn tại vĩnh cửu, không do ai sinh ra và cũng không mất đi trong thế giới đó, không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi là chuyển hóa lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quả của nhau.
    2) Ý thức
    a) Kết cấu của ý thức
    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là đặc tính và là sản phẩm của vật chất, là sự phản ánh khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động và ngôn ngữ. Mác nhấn mạnh rằng tinh thần ý thức chẳng qua chỉ là cái vật chất được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến. Trong đó ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội, có kết cấu phức tạp gồm ý thức tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức, vì sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con người nhận thức và cải biến thế giới tự nhiên. Tri thức càng được tích lũy, con người càng đi sâu vào bản chất của sự vật, và cải tạo sự vật hiệu quả hơn, tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên.
    Tự ý thức cũng là một yếu tố quan trọng mà chủ nghĩa duy tâm coi nó là một thực thể độc lập có sẵn trong cá nhân, biểu hiện xu hướng về bản thân mình, tự khẳng định cái tôi riêng biệt tách rời xã hội. Trái lại chủ nghĩa duy vật biện chứng tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi phản ánh thế giới khách quan, con người tự phân biệt mình, đối lập mình với thế giới đó, là sự nhận thức mình như là một thực thể vận động, có cảm giác, tư duy có các hành vi đạo đức và vị trí xã hội. Mặt khác sự giao tiếp xã hội và hoạt động thực tiễn xã hội đòi hỏi con người nhận rõ bản thân mình và tự điều chỉnh theo các quy tắc tiêu chuẩn mà xã hội đề ra. Ngoài ra văn hóa cũng đóng vai trò cái gương soi giúp con người tự ý thức bản thân.
    Vô thức là một hiện tượng tâm lý, nhưng có liên quan đến hoạt động xảy ra ở ngoài phạm vi của ý thức. Có hai loại vô thức: loại thứ nhất liên quan đến các hành vi chưa được con người ý thức, loại thứ hai liên quan đến các hành vi trước kia đã được ý thức nhưng do lặp lại nên trở thành thói quen, có thể diễn ra tự động bên ngoài sự chỉ đạo của ý thức. Vô thức ảnh hưởng nhiều đến phạm vi hoạt động của con người. Trong những hoàn cảnh đó, nó có thể giúp con người giảm bớt sự căng thẳng trong hoạt động. Việc tăng cường rèn luyện để biến thành hành vi tích cực thành thói quen, có vai trò quan trọng hơn trong đời sống.
    b) Nguồn gốc của ý thức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...