Tiểu Luận Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi m

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    NỘI DUNG 3
    I. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức. 3
    1.Vật chất và ý thức. 3
    2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. 4
    II. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế nước ta hiện nay . 6
    1. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị : 6
    2. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế mới ở nước ta hiện nay. 8
    KẾT LUẬN 13
    Tài liệu tham khảo. 14

    LỜI NÓI ĐẦU

    Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đế về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác - Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.
    Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì trệ, một hệ thống quản lý yếu kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa vận chất và ý thức. Vấn đề này đã được nhận thực đúng sau đổi mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành rất nhiều thắng lợi sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với xu thế phát triển của thời đại, Đảng và nhà nước cần tiếp tục tiến hành đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,trong đó đổi mới kinh tế đóng vai trò then chốt, giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời đổi mới kinh tế là một vấn đề cấp bách, bởi giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ cho phép chúng ta vận dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giúp cho công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng giàu mạnh.
    Nhằm tìm hiểu sâu hơn và kỹ hơn về triết học Mác – Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, cụ thể là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, và việc vận dụng nó vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tôi đã làm bài tiểu luận này với đề tài: “Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay ”. Do điều kiện thời gian cũng như trình độ am hiểu về vấn đề này còn hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đánh giá của thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.

    NỘI DUNG
    I. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức.
    1.Vật chất và ý thức
    Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời kỳ cổ đại, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên nội dung của phạm trù này không phải là bất biến mà luôn luôn biến đổi và phát triển. Theo Lênin định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
    Vật chất tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động để thể hiện sự tồn tại của mình. Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất. Đứng im, cân bằng chỉ là trạng thái tương đối tạm thời, là trạng thái đặc biệt của vận động. Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời gian. Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể. Vật chất và không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận dộng.
    Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội. Bản chất của ý thức là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ngoài ra, ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. Ý thức có kết cấu phức tạp bao hàm nhiều yếu tố khác nhau như tri thức, tình cảm, lòng tin, ý chí . trong đó tri thức là yếu tố căn bản nhất, là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác.

    2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
    a) Vật chất quyết định ý thức
    Định nghĩa vật chất của Lê-nin nổi lên một số nội dung sau:
    Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.
    Thứ hai, vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên các giác quan của con người.
    Thứ ba, vật chất là cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của nó.
    Qua đó ta thấy vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào đó sinh ra mà bộ não không hoạt động được hay không có bộ não thì không thể có ý thức được. Cũng như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp xúc với xã hội loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ giống như những con sói, tức là hoàn toàn không có ý thức. Ngoài ra, phải có lao động và ngôn ngữ, bởi đây chính là nguồn gốc xã hội của ý thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh tế hơn đối với hiện thực . ngôn ngữ là cần nối để trao đổi kinh nghiệm tình cảm, hay là phương tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta nhận thấy rằng nguồn gốc của xã hội có ý nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức.
    Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo. Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người. Nhưng khi bộ não người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức cũng bị rối loạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...