Tiểu Luận Quan điểm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành tư pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THANH TRA NGÀNH TƯ PHÁP
    1. Quán triệt, nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp
    Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ là con đường hiệu quả nhất, nhanh nhất để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức là một trong bốn yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước đó là: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; Cải cách tài chính công. Đây cũng là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng nền hành chính trong sạch, hoạt động hiệu quả. Tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ -TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một trụ cột quan trọng để cải cách nền hành chính nhà nước. Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước tiếp tục đặt ra yêu cầu: Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.
    Để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ công vụ trên, các cơ quan Nhà nước đang đứng trước những đòi hỏi cần phải đổi mới sâu sắc và toàn diện về tổ chức, về phương thức hoạt động, đặc biệt là công tác xây dựng nguồn nhân lực, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Trước tình hình đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở Việt Nam đang được chuyển đổi từ mô hình đào tạo cứng nhắc, mang nặng tính áp đặt sang đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí công việc và theo nhu cầu của đối tượng.
    Đối với ngành Thanh tra nói chung và Thanh tra Tư pháp nói riêng, Hội nhập quốc tế, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác thanh tra. Trong bối cảnh đó, ngành Tư pháp cần thay đổi mạnh mẽ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức của mình để từ đó góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước giao phó. Những yêu cầu và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp và coi đó là một bộ phận trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức theo mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước nhằm làm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp. Những quan điểm, chỉ đạo, định hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng công nói chung và công chức thanh tra nói riêng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nêu ra, cần phải quán triệt là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...