Tiểu Luận Quan điểm của triết học mác – lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự ngh

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU .2
    I. LÝ LUẬN CHUNG: 3
    1. Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử . 3
    1.1. Quan niệm về con người trong triết học Phương Đông .3
    1.2. Quan niệm về con người trong triết học Phương Tây 4
    2. Những quan niệm cơ bản của triết học Mác – Lênin về con người . 4
    II. VẬN DỤNG: . .6
    1. Nguồn lực con người là gì? .6
    2. Thực trạng nguồn nhân lực 6
    2.1. Qui mô nguồn nhân lực . 6
    2.2. Chất lượng nguồn nhân lực 7
    2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực 8
    2.4. Chính sách của nhà nước 9
    3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 9
    3.1. Bốn giải pháp của ngành giáo dục Việt Nam 9
    3.2. Giải pháp cá nhân 11
    KẾT LUẬN .14
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .15


    MỞ ĐẦU

    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nấc thang phát triển mang tính tất yếu lịch sử mà bất kì quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua. Đã có nhiều nước trên thế giới tiến hành thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá, song hiện nay vẫn còn rất nhiều nước đang tiến hành sự nghiệp này. Tuỳ vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau và tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia mà công nghiệp hoá, hiện đại hoá khác nhau về mô hình, thời gian thực hiện, cách thức thực hiện và tác động của nó đến phát triển kinh tế xã hội.
    Trong xu thế toàn cầu hoá, cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, các khu vực trên thế giới về khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế đang diễn ra quyết liệt.
    Trên lĩnh vực kinh tế, với sức hấp dẫn ngày càng tăng của thị trường trong nước và tính quan trọng của một địa bàn sản xuất, Việt Nam đang trở thành thị trường có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư, thương mại. Thế nhưng một vấn đề đặt ra là, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, thị trường được mở rộng không chỉ trong khu vực mà trên toàn cầu, cùng với tự do hoá thương mại và đầu tư nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt đối với mỗi doanh nghiệp, với mỗi nền kinh tế. Và ngược lại, tính cạnh tranh ấy sẽ có tác động kích thích phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, quy mô và chất lượng nguồn nhân lực nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn trong cạnh tranh và hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá.
    Đối với Việt Nam, nguồn nhân lực nước ta chủ yếu vẫn ở trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp; vì thế để thực hiện Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, tạo ra bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, nhất là đề ra nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như APEC, AFTA, WTO thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực để tham gia vào nền kinh tế tri thức, mà lao động tri thức là vốn nhân lực hàng đầu, đang là nhu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi những thay đổi mang tính đột phá.
    Muôn có được nguồn nhân lực chất lượng cao, chúng ta cần phải có kế hoạch hoạt động tích cực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục và đào tạo là hoạt động hàng đầu, cần trang bị kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức Phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược hết sức đúng đắn của nhà nước ta hiện nay. Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực sẽ giúp ta tìm ra những giải pháp hợp lí để nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực, từ đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy em chọn đề tài: “Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...