Tiểu Luận Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự ngh

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 2
    PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG 3
    I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI 3
    1. Khái niệm con người 3
    2. Bản chất của con người 5
    II. XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6
    1. Thế mạnh. 7
    2. Hạn chế. 8
    3. Một số giải pháp cải thiện chất lượng nguồn lực con người ở Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. 10
    PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN 14
    Tài liệu tham khảo: 14

















    PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
    Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vĩ đại. Và cũng vì thế rất nhiều, rất nhiều nước đã trở thành những nước công nghiệp lớn. Phải chăng đó là vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương thức duy nhất để phát triển nền kinh tế thế giới và bất kỳ một quốc gia nào bỏ qua quá trình này đều sẽ trở nên quá chậm, quá lạc hậu so với bước đi của thế giới.
    Không thể phủ nhận những thành tựu do công nghiệp hóa, hiện đaị hóa mang lại. Ví dụ như sự ra đời của các vật liệu tổng hợp không những giúp con người giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái sinh được mà còn cung cấp cho con ngưòi nguồn vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn và tái sinh được. Hay việc sử dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió đang ngày càng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào nguồn năng lượng khoáng sản. Tất cả những điều đó cho thấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò vô cùng quan trọng.
    Vậy con người ở đâu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó? Khẳng định vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa không có nghĩa ta phủ định vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính con người chứ không phải cái gì khác giữ vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới này.
    Xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai nguồn tài nguyên: thiên nhiên và con người. Nếu như nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có hạn, đều có nguy cơ bị cạn kiệt thì trí tuệ - cái quý nhất trong nguồn tài nguyên con người là vô tận. Đồng thời nguồn lực phát triển của xã hội, trước hết và quan trọng hơn cả cũng chính là con người, nguồn tiềm năng sức lao động. Những tư duy máy móc, trí tuệ nhân tạo dù rộng lớn đến đâu, dù dưới hình thức hoàn hảo nhất cũng chỉ là một mảng cực nhỏ, một sự phản ánh rất tinh tế thế giới nội tại của con người, chỉ là kết quả của quá trình hoạt động trí tuệ của con người. Mọi máy móc dù hoàn thiện, dù thông minh đến đâu cũng chỉ là kẻ trung gian ccho hoạt động của con người. Do đó con người luôn luôn đã và vẫn là chủ thể duy nhất của mọi hoạt động trong xã hội. Đó là lý do ta tìm hiểu về quan điểm của Mác- Lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.


    PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
    I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
    1. Khái niệm con người
    Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
    Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên. Vì vậy bản chất tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, của loài người.
    Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
    Thứ nhất, con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.
    Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “ là thân thể vô cơ của con người ”. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyện quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngươc lại sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.
    Nói như vậy không có nghĩa con người đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại, Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con người.
    Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:
    Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
    Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy, không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.
    Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...