Luận Văn Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về con người & xây dựng con người trong sự nghiệp CNH - H

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vĩ đại và đã có rất nhiều nước trở thành những nước công nghiệp lớn, vậy chúng ta có cần bàn luận thêm về phạm trù con người và vấn đề về con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay không. Điều đó có phải là vì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phương thức duy nhất để phát triển nền kinh tế thế giới và bất kỳ một quốc gia nào bỏ qua quá trình này đều sẽ trở nên quá chậm, quá lạc hậu so với bước đi của thế giới hay là vì con người là chủ thể, là mấu chốt, là điểm khởi đầu cũng như là cái đích của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá này.
    Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để chúng ta có thể đứng vững trên thương trường thế giới cũng như làm thế nào để có thể chen chân vào các thị trường tiềm năng. Câu trả lời nằm ở chính bản thân con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một trong số các quốc gia nghèo trên thế giới, muốn không bị tụt hậu hơn nữa, muốn ổn định mọi mặt để đi lên và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Tại hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII đã xác định nước ta “Chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.” Chủ trương này tiếp tục được hoàn thiện và có bước phát triển mới ở các Đại hội VII, VIII, IX và trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Trung ương.
    Thực tiễn ngày nay càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Mác về vị trí, vai trò không gì thay thế được của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Bản thân sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang từng bước thực hiện với những thành công bước đầu của nó cũng ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhận thức sâu sắc “những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người”, phải thấy rõ vai trò của con người trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Bởi vậy để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa sự nghiệp cách mạng lớn lao đó đến thành công ở một nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu như nước ta, chúng ta không thể không phát triển con người Việt Nam, nâng cao đội ngũ những người lao động nước ta lên một tầm cao chất lượng mới. Nhận định này đã được khẳng định trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Nhận định này tiếp tục được khẳng định và có bước phát triển mới ở Đại hội IX và nhiều Nghị quyết quan trọng của Trung ương.
    Với những phân tích ở trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hết sức cần thiết. Qua đó, triết học tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong công cuộc đổi mới đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành như thế nào, quy mô và nhịp độ của nó ra sao, điều đó một phần tuỳ thuộc vào sự đóng góp của triết học.
    Trong phạm vi bài tiểu luận này em xin được phân tích về: “Quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về con người và vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”. Do năng lực có hạn, chắc chắn bài viết này sẽ có nhiều thiếu sót. Em mong được cô giáo cho ý kiến, sửa đổi cũng như sự góp ý của những người quan tâm.


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    I. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI NHÂN TỐ HÀNG ĐẦU CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT XÃ HỘI 5
    1. Những hiểu biết về con người 5
    2. Bản chất của con người 5
    2.1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông 5
    2.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây 7
    2.3. Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất con người 9
    2.3.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội 10
    2.3.2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội 12
    2.3.3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử 13
    II. MỘT VÀI ĐIỀU VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 16
    1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? 16
    2. Vai trò của con người trong khoa học-kỹ thuật 18
    3. Con người là động lực, là mục đích, điều kiện đủ, là đối tượng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội 19
    4. Một vài điều về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 20
    III. NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM 24
    1. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đề ra 24
    2. Con người – nguồn lực hàng đàu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá 25
    3. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì con người 27
    IV. THỰC TRẠNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC 28
    1. Con người Việt Nam trước và sau 10 năm đổi mới 28
    2. Yêu cầu “con người” trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 30
    3. Những giải pháp cho phát triển nguồn lực con người của Việt Nam 30
    KẾT LUẬN 33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
     
Đang tải...