Tiểu Luận Quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về con người và vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    I . Quan niệm chung về con người trong lịch sử triết học trước Mác 1
    I.1.Quan niệm về con người trong triết học phương Đông: 2
    I.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây: 2
    I.3 Hạn chế của triết học trước Mac. 3
    II Quan điểm của triết học Mác- Lênin về bản chất con người 3
    II.1 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội 3
    II.2 Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội 4
    II.3 Con người là chủ thể của lịch sử, mục tiêu của sự phát triển xã hội 5
    II.3.1 Con người là chủ thể của lịch sử. 5
    II.3.2 Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội 6
    III.Vấn đề con người trong sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước 7
    III.1Con người là mục tiêu của sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. 7
    III.2Vai trò của con người trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. 8
    III.3 Xây dựng con người trong thời kỳ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá. 9
    III.4 Những nhiệm vụ cơ bản xây dựng con người trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. 11
    III.4.1Xây dựng tư tưởng đạo đức và lối sống. 11
    III.4.2 Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 12
    III.4.3 Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 14
    III.4.4 Xây dựng môi trường văn hoá. 15

    LỜI MỞ ĐẦU
    Tại sao vũ trụ lại không là hư không? Con người thực chất là gì? tại sao lại phải tồn tại con người trên thế gian này? con người tồn tại để làm gì? Những điều gì đang chờ đón con người? . Đã bao giờ bạn đặt ra những câu hỏi đó chưa? Chắc là chưa hoặc là rất ít. Còn với tôi, tôi đã tự đặt ra câu hỏi này cho bản thân rất nhiều lần. Triết học trước Mac và Triết học Mac đã đưa ra nhiều quan niệm về bản chất con người. Tuy không thực sự hài lòng với những quan điểm của các triết gia đồng nghĩa với việc chưa tìm ra câu trả lời chính xác cho bản thân nhưng tôi vẫn rất trân trọng những suy nghĩ cũng như tư tưởng của họ và coi đó như kim chỉ nam để tự tìm câu trả lời cho chính mình.
    Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp vĩ đại của bất kì quốc gia, dân tộc nào trên thế giới này. Đây là sự nghiệp trường kì đòi hỏi phải bỏ ra rất nhiều công sức, mồ hôi có khi còn cả máu để hoàn thành. Theo triết học Mac, con người là chủ thể, là mấu chốt để bắt đầu, duy trì và kết thúc công cuôc vĩ đại này.
    Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để chúng ta có thể đứng vững trên thương trường thế giới cũng như làm thế nào để có thể chen chân vào các thị trường tiềm năng. Câu trả lời nằm ở chính bản thân con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một trong số các quốc gia nghèo trên thế giới, muốn không bị tụt hậu hơn nữa, muốn ổn định mọi mặt để đi lên và phát triển thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
    Với những phân tích ở trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hết sức cần thiết. Trong phạm vi bài tiểu luận này em xin được phân tích về: “Quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về con người và vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”. Do năng lực có hạn,thời gian nghiên cứu chưa dài chắc chắn bài viết này sẽ có nhiều thiếu sót. Em mong nhận được từ thầy cô các ý kiến đóng góp để bài viết hoàn chỉnh hơn.
    NỘI DUNG
    I. Quan niệm chung về con người trong lịch sử triết học trước Mác
    I.1.Quan niệm về con người trong triết học phương Đông:
    Triết học duy vật trước Mác, coi con người là một thực thể tự nhiên- thực thể xã hội. Song họ cũng không vượt qua tính chất siêu hình và thậm chí còn là duy tâm. Theo triết học Phương Đông với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác thơ ngây, biểu hiện trong tư tưởng Nho Giáo, Pháp Giáo, ĐạoGiáo, Phật giáo quan niệm về bản chất con người củng thể hiện một cách phong phú.
    Các nhà tư tưởng của Nho Gia và Pháp Gia tiếp cận từ giác độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội đã kết luận bản tính con người là Thiện (Nho gia) và Bất thiện (Pháp gia). Các nhà tư tưởng của Đạo gia lại quan niệm về con người dưới các giác độ khác. Chẳng hạn như Khổng Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán xấu mà bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp. Củng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hường tới các giá trị dạo đức tốt đẹp. Tuân Tử cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác nhưng có thể cải biến được, qua một quá trình chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Lão Tử cho rằng con người sinh ra từ “ Đạo” . Do vậy con người cần phải sống theo lẽ tự nhiên thuần phát, không hành động một cách giả tạo, gò ép trái với quy luật tự nhiên.
    Các nhà tư tưởng triết học Ấn Độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận từ giác độ suy tư về con người và đời người theo chiều sâu triết lí siêu hình. Từ đó đưa ra kết luận về bản tính Vô Ngã, Vô Thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự giác ngộ.
    I.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây:
    Cũng như triết học phương Đông, triết học phương Tây củng có nhiều quan niệm khác nhau về con người. Đặc biệt là Kitô giáo, họ nhận thức con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm và thần bí. Triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu củng đã có sự phân biệt con người với giới tự nhiên, nhưng củng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người. Triết học thời kỳ phục hưng cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...