Tài liệu Quan điểm của Nhà nước XHCN Việt Nam về tội phạm? Tại sao tình hình tội phạm ở nước ta gần đây lại d

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm của Nhà nước XHCN Việt Nam về tội phạm? Tại sao tình hình tội phạm ở nước ta gần đây lại diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng?

    I. Khái niệm tội phạm
    Tội phạm là một hiện tượng xã hội, nó xuất hiện từ khi xã hội phân chia giai cấp và luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội, và do đó khái niệm của tội phạm cũng hình thành và phát triển theo từng giai đoạn của sự phát triển xã hội. Mỗi xã hội, mỗi chế độ chính trị quan niệm về tội phạm khác nhau, ngay trong một quốc gia, một chế độ chính trị nhưng quan niệm về tội phạm trong từng giai đoạn cũng khác nhau. Có thể thấy rõ được điều này khi ta so sánh giữa Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật hình sự(BLHS) hiện nay của nước ta về khái niệm tội phạm. Ví dụ như: Trong BLHS hiện nay, chỉ hành vi của con người và hành vi đó phải có mức nguy hiểm đáng kể nhất định mới bị coi là tội phạm. Trong khi đó Bộ luật Hồng Đức không những không xét đến mức độ của tính nguy hiểm mà trong một số lĩnh vực cần bảo vệ đặc biệt còn coi tội phạm ngay khi chủ thể có “mưu”(ý đồ) phạm tội như mưu làm phản, mưu giết người. Hay như là trong từng giai đoạn cách mạng, Nhà nước ta quan niệm về tội phạm cũng khác nhau. Thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, pháp luật chưa đầy đủ thì những hành vi nào xâm phạm đến đường lối chính sách của Đảng, xâm phạm đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì đều bị coi là tội phạm và bị trừng trị nghiêm khắc.
    Theo quan điểm của Nhà CHXHCN Việt Nam thì khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể và rõ ràng tại điều 8 của Bộ luật hình sự:
    - Khoản 1: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
    - Khoản 4: Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác.
    Khái niệm trên chỉ là khái niệm chung, phản ánh bản chất đặc điểm của hành vi được coi là tội phạm, còn trên thực tế và trong cuộc sống,tội phạm được hiểu cụ thể như: tội giết người, cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô, .
    Khi nói về tội phạm cụ thể nào đó, BLHS lại có một định nghĩa riêng. Ví dụ như: giết người là hành vi cố ý tước doạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật, .
    Căn cứ vào khái niệm trên, tội phạm có một số đặc điểm sau:
    1,Tính nguy hiểm cho xã hội: được thể hiện thông qua bởi hậu quả xấu của hành vi đó gây ra cho các đối tượng được BLHS bảo vệ. Nói cách khác, hành vi đó xâm hại đến những lợi ích mà xã hội ta bảo vệ, gây ra những thiệt hại nhất định cho các lợi ích (quan hệ) đó.Trong khoa học luật hình sự, những đối tượng bị xâm hại ấy được gọi là khách thể của tội phạm.Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là một yếu tố có tính xã hội.
    Tính chất nguy hiểm cho xã hội là đặc trưng chung của các hành vi vi phạm pháp luật như hành vi vi phạm hành chính, vi phạm kỉ luật, tội phạm hình sự. Sự khác nhau giữa những loại hành vi đó chỉ là ở mức độ nguy hiểm cho xã hội.
    Tại khoản 4 điều 8 của BLHS đã qui định : ”Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể. thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác “ .
    Ví dụ: Trộm cắp chưa đến 500 000đ mà chưa gây hậu quả hoặc chưa bị xử lí hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản thì không bị coi là tội phạm.
    2, Tính trái pháp luật hình sự: được biểu hiện khác nhau trong những điều kiện khác nhau của sự phát triển xã hội.Tính trái pháp luật hình sự là làm một việc mà BLHS cấm làm hay làm một việc mà BLHS buộc phải làm. Như vậy, tính pháp lí của tội phạm được xác định bởi vì nó được đánh giá theo những chuẩn mực của pháp luật hình sự và bị tác động cũng chỉ bằng các biện pháp pháp lí hình sự. Theo những cách thức do pháp luật về tố tụng hình sự qui định.
    3, Tính có lỗi:
    Tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của hành vi sai trái, có thể trái pháp luật nhưng cũng có thể trái đạo đức xã hội. Việc ghi nhận lỗi như là một yếu tố thuộc về căn cứ của trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc quan trọng của BLHS nước ta. Ở đây, lỗi được hiểu như là đại lượng chung của hai hình thức lỗi : cố ý và vô ý.
    Con người chỉ có thể chịu trách nhiệm về hành vi trong giới hạn có thể hiểu được, trong tầm kiểm soát của sự nhận thức. Nó không thể chịu trách nhiệm những gì có liên quan đến việc của mình nhưng lại nằm ngoài nhận thức và ý thức của chủ thể. Như vậy, nguyên tắc trách nhiệm về lỗi liên quan mật thiết với những tư tưởng và nguyên tắc về trách nhiệm cá nhân. Điều đó cho thấy rằng không thể nói đến trách nhiệm nếu thiếu đi khả năng tự lựa chọn cách ứng xử và hành động của con người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...