Thạc Sĩ Quan điểm của Lênin về Chủ nghĩa tư bản Nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường ở nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ khiến cho đời sống xã hội có nhiều thay đổi nhanh chóng.
    Đặc biệt hơn 20 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, công cuộc đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội kinh tế tăng trưởng khá mạnh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa được đẩy mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Những thành tựu đó đã chứng tỏ đường lối đổi mới của nước ta là đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
    Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ra đời gắn với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Tuy mới được xây dựng và đã có những bước phát triển đáng kể trong nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN, song đây vẫn là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi chúng ta vừa làm vừa nghiên cứu để có bước đi phù hợp, gắn bó giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước XHCN và nhân dân lao động. Vì vậy, có nhiều vấn đề cần phải tíêp tục được làm sáng tỏ và nhận thức thống nhất.
    Có thể nói rằng, trong thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ đổi mới, không thể không nói đến sự đóng góp quan trọng của CNTBNN. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước chiếm một tỷ trọng đáng kể trong vốn đầu tư xã hội góp phần quan trọng gia tăng kim ngạch xuất khẩu đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra tác động tổng hợp trong việc tăng năng lực sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và công nhân lành nghề, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt của nông thôn và thành thị ở nước ta, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam trên thế giới.
    Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề này Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý .cũng như công cuộc xây dựng đất nước.
    Trong tình hình đó vấn đề phát triển CNTBNN dưới sự điều tiết và kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự cần thiết khách quan. Cho đến nay đã có không ít cuốn sách, công trình nghiên cứu, bài báo viết về CNTBNN, nhưng thực tế vẫn còn những nhận thức khác nhau về khái niệm, nội dung cũng như xu hướng quan điểm và giải pháp phát triển của CNTBNN. Bởi vậy việc tiếp tục nghiên cứu để đi tới nhận thức đúng đắn chính xác là một công việc cấp thiết. Xuất phát từ đó tôi chọn đề tài: "Quan điểm của Lênin về Chủ nghĩa tư bản Nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" làm đề tài nghiên cứu.






    CHƯƠNG I: Quan niệm của VI. Lênin về CNTBNN 1
    1.1. Khái niệm, nội dung, hình thức, vai trò của CNTB Nhà nước 1
    1.1.1. Quan điểm của VI. Lênin về CNTB Nhà nước 1
    1.1.2. Những hình thức của CNTB Nhà nước thời Lênin 8
    1.1.3. Vai trò của CNTB trong nền kinh tế quá độ lên CNXH 13
    1.2. Quá trình hình thành CNTB Nhà nước trong lịch sử 18
    CHƯƠNG II: Sự vận dụng quan điểm của VI. Lênin về CNTB Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. 33
    2.1. Tính tất yếu để thực hiện CNTB Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. 33
    2.2. Tình hình phát triển của CNTB nhà nước ở nước ta từ năm 1986 đến nay. 40
    2.3. Những giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển CNTB Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta. 53
    2.3.1. Hoàn thiện môi trường kinh tế xã hội cho sự phát triển của CNTB Nhà nước 53
    2.3.2. Tăng cường sức mạnh kinh tế của Nhà nước để phát triển và sử dụng có hiệu quả CNTB Nhà nước ở nước ta theo định hướng XHCN 56
    2.3.3. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thành phần kinh tế tư bản tư nhân 60
    2.3.4. Mở rộng và lựa chọn các hình thức CNTB Nhà nước phù hợp với điều kiện nước ta 65
    2.3.5. Tăng cường quản lý nhà nước đối với CNTB Nhà nước giải pháp quan trọng để phát triển CNTB Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta 71
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...