Luận Văn Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục qua tác phẩm "luận ngữ" và liên hệ với nền giáo dục của Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục qua tác phẩm "luận ngữ" và liên hệ với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay


    MỤC LỤC​

    MỞ ĐẦU



    Trong thời đại ngày nay hơn bao giờ hết sự hưng thịnh của các quốc gia một phần rất quan trọng thậm chí quyết định là bởi vì có nhiều tài năng xuất chúng được nâng niu, nuôi dưỡng và phát triển. Vì vậy, giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.

    Đảng ta khẳng định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục chính là nơi sẽ tạo ra nguồn nhân lực có cả đức và tài để phát triển xã hội. Giáo dục sẽ mang lại cho con người sự hiểu biết về các lĩnh vực của xã hội và giáo dục cho con người những chuẩn mực đạo đức, rèn luyện con người thành người có ích cho xã hội.

    Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, giáo dục đã được coi trọng và nghiên cứu từ rất sớm. Nó được nhiều nhà tư tưởng trên thế giới nghiên cứu và xây dựng thành các hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực cho các thế hệ sau. Ở phương Đông, người đại diện tiêu biểu cho những tư tưởng vĩ đại về giáo dục là Khổng Tử - một nhà triết gia người Trung Quốc. Những tư tưởng về giáo dục được trình bày ở nhiều cuốn sách, trong đó "Luận ngữ" là một cuốn sách ghi lại khá nhiều tư tưởng của Khổng Tử về vấn đề giáo dục. Những quan điểm của Khổng Tử về giáo dục là những bài học quý báu, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng giáo dục con người, "sự nghiệp trồng người" của chúng ta.

    Bài tiểu luận này em xin được nêu một số quan điểm của Khổng Tử về vấn đề giáo dục và so sánh với một số tư tưởng của các triết gia khác. Qua đó em xin được liên hệ đối với nền giáo dục ở Việt Nam trong thời đại ngày nay.


    Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, kết cấu bài tiểu luận gồm 3 chương:

    Chương 1: Sơ lược hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Quốc thời kỳ nhà Chu, tiểu sử của Khổng Tử và giới thiệu tác phẩm "Luận ngữ"

    Chương 2: Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục được trình bày trong tác phẩm "Luận ngữ".

    Chương 3: Liên hệ với nền giáo dục Việt Nam trong thời đại ngày nay và một số đề xuất
     
Đang tải...