Luận Văn Quan điểm của Keynes về lí thuyêt tiền tệ và giá cả và ý nghĩa, sự vận dụng của lí thuyêt đ

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Quan điểm của Keynes về lí thuyêt tiền tệ và giá cả và ý nghĩa, sự vận dụng của lí thuyêt đó đối với riêng Việt Nam ta


    MỤC LỤC
    Trang
    A: PHẦN MỞ ĐẦU 2
    1. Lí do chọn đề tài 2
    2. Tình hình nghiên cứu 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4
    4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4
    5. ý nghĩa 4
    6. Bố cục 4
    B: NỘI DUNG 5
    I. Vài nét về John Meynard Keynes 5
    II. Quan điểm của Keynes về lí thuyết tiền tệ và giá cả 5
    III. Đánh giá chung về quan điểm của Keynes 9
    1. Đóng góp 9
    2. Hạn chế 9
    3. Nguyên nhân đưa đến những hạn chế của Keynes 10
    IV. SỰ VẬN DỤNG LÍ THUYẾT CỦA KEYNES TRONG NỀN kinh tế VIỆT NAM 11
    1. Tình hình kinh tế nước ta trong những năm qua 11
    2. Giải pháp hoàn thành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 20
    a. Dự trữ bắt buộc 20
    b. Tái chiết khấu 21
    c. Hoạt động thị trường mở 22
    d. Lãi suất 23
    e. Hạn mức tín dụng 24
    C: KẾT LUẬN 26
    D: TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

    A " class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">HẦN MỞ ĐẦU

    1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Tăng trưởng và [B]Phát triển[/B] [B]kinh tế[/B] luôn là vấn đề cấp thiết,mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia.Từ thời cổ đại đến [B]Xã hội[/B] hiện đại luôn tồn tại những hệ thống quan điểm kinh tế trong việc nghiên cứu các hình thái [B]Xã hội[/B]. Đặc biệt theo đà [B]Phát triển[/B] của kinh tế thị trường đã có nhiều học thuyết kinh tế làm cơ sở lí luận cho các chiến lược kinh tế nhà nước mà tiêu biểu có các lí thuyết về tiền tệ và giá cả của Keynes.Thông qua vai trò hay sự điều tiết [B]Vĩ mô[/B] để kích cầu quốc gia.Tức kích thích tiêu dùng làm tăng [B]Đầu tư[/B] tăng việc làm tăng thu nhập dẫn tới nâng cao đời sống cho người dân đồng thời giảm bớt hay hạn chế khủng hoảng,lạm phát trầm trọng.

    Ngoài ra với mô hình [B]kinh tế[/B] hỗn hợp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay cho thấy bên cạnh "Bàn tay vô hình (cơ chế thị trường)- thì sự tồn tại của bàn tay hưu hình (Kinh tế nhà nước)" là vấn đề cần thiết. Bởi lẽ kinh tế thị trường tuy mở ra động lực cạnh tranh kích thích kinh tế nhưng sự [B]Phát triển[/B] luôn đi kèm với không ít những khuyết tật như khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp ô nhiễm, môi trường, độc quyền .

    Thì lúc này sự đóng góp của nhà nước là vô cùng quan trọng để điều tiết các tình trạng đó cũng như bảo vệ cạnh tranh bằng các chính sách tài khóa: thuế, chi tiêu, các luật lệ, chính sách pháp luật, đặc biệt là các chính sách tiền tệ Hơn nữa trong sự biến động không ngừng của nền [B]kinh tế[/B] ngày nay thì tiền tệ và giá cả đóng vai trò cực kì quan trọng. Nó như chìa khóa mở ra cánh cửa tiêu dùng, kích thích tiêu dùng hiệu quả. Mà khi tiêu dùng tăng thì lẽ dĩ nhiên [B]Đầu tư[/B] sẽ tăng. Kéo theo đó là sự [B]Phát triển[/B] đi lên của kinh tế xã hội.

    Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Trong những năm gần đây thị trường [B]Tài chính[/B] tiền tệ thế giới đang phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng sâu sắc kể từ cuộc đại khủng hoảng thế giới 1929-1933, rồi khủng hoảng [B]Tài chính[/B] tiền tệ 1987-1989. Rồi mới đây thôi cuộc đại khủng hoảng không thua kém gì thời kì 1929-1930 là 2007-2008. Làm cho nền [B]kinh tế[/B] rơi vào bế tắc. Có thể khẳng định rằng: ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả là điều kiên cơ bản để [B]Phát triển[/B] kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang trong thời kì hội nhập và [B]Phát triển[/B] như Việt Nam.

    Hơn nữa một sự thật mà ai trong chúng ta cũng đều nhìn thấy. Với sự thành công trong việc chặn đứng lạm phát phi mã năm 1989 nhờ áp dụng công cụ lãi suất [B]Ngân hàng[/B] (đưa lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm lên cao vượt tốc độ lạm phát), đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều tiết [B]kinh tế[/B] [B]Vĩ mô[/B] nhằm đạt các mục tiêu ngắn hạn ổn định thị trường.

    Trong nền [B]kinh tế[/B] tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, do đó một công cụ điều tiết [B]Vĩ mô[/B] hiệu nghiệm như chính sách tiền tệ được tận dụng trước tiên với hiệu suất cao cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên gần đây ở Việt nam có dấu hiệu của sự lạm dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý và sử dụng chính sách tiền tệ của nhà nước ta. Vì vậy đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của lạm phát, việc nghiên cứu chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát là vô cùng cần thiết.

    Chính vì lẽ đó em đã chọn đề tài "Quan điểm của Keynes về lí thuyêt tiền tệ và giá cả và ý nghĩa, sự vận dụng của lí thuyêt đó đối với riêng Việt Nam ta".[/B]
    [B]
    [/B]
     
Đang tải...