Chuyên Đề Quan điểm của Hồ Chí Minh về khái niệm dân chủ và các vấn đề liên quan

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file wordQuan điểm của Hồ Chí Minh về khái niệm dân chủ và các vấn đề liên quan

    1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủa) Khái luận chung về dân chủCó nhiều cách tiếp cận khác nhau về phạm trù “Dân chủ” xét theo đối tượng, phương pháp và mục đích khác nhau của nhiều bộ môn khoa học.
    Thứ nhất: Dân chủ là một hiện tượng lịch sử – xã hội, xuất hiện và phát triển với tư cách là sản phẩm trực tiếp của đời sống chính trị, của sự vận động chính trị trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết vấn đề quyền lực chính trị thuộc về giai cấp nào trong xã hội.
    Thứ hai: Dân chủ là một hiện tượng lịch sử xã hội, một sản phẩm của sự vận động chính trị bị chế ước bởi trình độ và trạng thái hiện thực của kinh tế- xã hội; mà dân chủ còn là thành tựu của sự phát triển văn hoá nhân loại, với tính cách là thước đo về trình độ giải phóng con người, xã hội mà loài người đã đạt được trong mỗi thời đại lịch sử. Trong mối quan hệ này dân chủ là một động lực, một tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội.
    Nói một cách tổng quát, dân chủ là yếu tố hợp thành nội dung của tiến bộ xã hội. Quan niệm về tiến bộ xã hội sẽ trở nên hạn hẹp nếu xác định những kết quả chung mà tiến bộ xã hội đạt được tách rời khỏi mối liên hệ với dân chủ trong những điều kiện lịch sử nhất định của qúa trình phát triển xã hội.
    b) Dân chủ xã hội chủ nghĩaDân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động, vì nhân dân lao động, nó phát triển thuận chiều với tiến bộ, nhân đạo, tự do, văn minh và văn hoá vì sự hoàn thiện của con người. Với bản chất ấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa tiềm tàng sức mạnh của sự sáng tạo và phát triển, triển vọng của chủ nghĩa xã hội của lịch sử, trong đó nhân dân lao động là đối tượng mà nó phục vụ.
    c) Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí MinhHồ Chí Minh cho thấy rằng sự thể hiện rất cụ thể nội dung chính trị khi xem dân chủ là một hình thức nhà nước, một thiết chế xã hội và quyền lực thuộc về nhân dân. Trong đó, bản chất của chế độ dân chủ Xã hội chủ nghĩa là phục vụ con người phục vụ xã hội trên tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì, theo Mác và Angghen thì: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến Nhà nước thành con người được khách thể hóa không phải Nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ Nhà nước”, phù hợp với ý chí, hành động và lợi ích của quần chúng nhân, của nhân dân. Đó không có gì khác là Nhà nước là nước do dân và vì dân.
    Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, một vấn đề mang tính độc đáo, riêng biệt nếu có thể nói như vậy là vấn đề đạo lý làm người, khi Người cho rằng dân chủ là giá trị của nhân loại khi, là sản phẩm của nền văn minh, là kết quả tất yếu của quá trình đầu tranh tự giải phóng con người và giải phóng xã hội. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã từng nêu lên một khi niệm là lý tưởng dân chủ, như là tiêu chí của sự phát triển xã hội. Trong đó, một nguyên tắc, một công thức, một chìa khoá đảm bảo cho nhân loại thiết lập một nền hòa bình thế giới dựa trên nền tảng dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc.
    Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người. Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ có nghĩa là “Dân là chủ”. Khi xác định như thế, có lúc Hồ Chí Minh đem quan niệm “dân là chủ” đối lập với quan niệm “quân chủ”. Đây là quan niệm được Hồ Chí Minh diễn đạt ngắn, gọn, rõ, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Mở rộng theo ý đó, Hồ Chí Minh còn cho rằng: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là Nhà nước do nhân dân làm chủ”. “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”. “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.
    Dân chủ nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong Nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bẳng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi mọi quyền lực làm chủ của mình trong xã hội
    Nói tóm lại, quan niệm Hồ Chí Minh về dân chủ qua hai mệnh đề ngắn gọn: “Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng, dân là chủ, nghĩa là đề cập về vị thế của dân; còn dân làm chủ, đề cập năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân.
    Quan niệm như vậy của Hồ Chí Minh về dân chủ đã phản ánh đúng nội dung, bản chất về dân chủ chung trên thế giới từ thời xa xưa trở đi; quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực hiện, thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
    2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sốnga) Dân chủ trong lĩnh vực chính trịTrong suốt quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác lập và hiện thực hóa hệ thống quan điểm về dân chủ trong tổ chức xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực. Người từng nói “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích của dân, bao nhiêu quyền lực đều là của dân”. Tư tưởng của Người về dân chủ trong chính trị đã trở thành một bộ phận văn hóa của dân tộc Việt Nam.
    Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ trong lĩnh vực chính trị là thực hiện chế độ quyền lực hoàn toàn thuộc về tay nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ quan quyền lực của nhân dân, thể hiện và thực hiên ý chí, quyền lực của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Quan niệm địa vị cao nhất là dân được Hồ Chí Minh giải thích rất ngắn gọn “dân là chủ”, mọi quyền hành và lực lượng là của nhân dân, mọi công việc đều do dân và do đó thành quả của nền dân chủ mới thuộc về đại đa số quần chúng nhân dân chứ không phải của bất cứ một số ít dân cư nào. Trong Chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã đưa ra những nội dung cơ bản về chế độ dân chủ cộng hòa cho nước ta sau khi giành chính quyền. Nhờ hướng đến mục tiêu dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã thức tỉnh quần chúng nhân dân làm nên thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám.
    Để thực hiện mọi chế độ quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân, cần phải:
    Thứ nhất: Hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là hoàn thiên hệ thống pháp luât, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quốc hội thảo luận điều luật, kỳ họp hội đồng nhân dân các cấp, là những hoạt động tích cực để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
    Thứ hai: Hoàn thiện cơ chế đảm bảo nhân dân thực sự tham gia vào quản lí Nhà nước. Điều này thể hiện thong qua việc thực hiện bầu cử quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Cuộc bầu cử quốc hội ngày 22-5-2011, cử tri cả nước bầu đại biểu quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp thật sự là một ngày hội của toàn dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...