Tài liệu Quan điểm của Hà Nội về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hà Nội có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước, là trái tim của cả nước, đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với lịch sử nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ và giao thoa các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc.
    - Là đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, Hà Nội được Nhà nước chỉ đạo, tập trung đầu tư về mọi mặt trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ và tinh hoa văn hoá thế giới, giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề kinh tế – xã hội phát sinh có liên quan trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế.
    - Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, các đại sứ quán, các cơ quan ngoại giao đoàn, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, đây là ưu thế để tăng thêm trí tuệ cho công tác tư vấn trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Ở Hà Nội hiện có khoảng 43 trường đại học và cao đẳng, khoảng 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề, 112 viện nghiên cứu (chiếm 86% tổng số các viện nghiên cứu trong cả nước), ngoài ra còn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Nếu thu hút và tranh thủ được sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các bộ, ngành Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thì sẽ có được lợi thế to lớn so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
    - Hà Nội giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất ở Bắc bộ, có sức hút và khả năng lan toả rộng lớn, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của vùng Bắc bộ. Đồng thời vừa có khả năng khai thác thị trường rộng lớn của vùng và của cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ [56 , tr.5].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...