Tiểu Luận Quan điểm của đảng và nhà nước trong chiến lược phát triển tây bắc hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Chính sách của Đảng và Nhà nước tác động tới Tây Bắc
    Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc hoạch định hệ thống chính sách đồng bộ, trong đó có chính sách dân tộc, các văn bản chính sách có ý nghĩa lớn đối với miền núi phía Bắc, nói riêng là nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (ngày 27-11-1989) về một số chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế miền núi, các văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, lần thứ X vừa qua.
    Thông qua hệ thống các văn bản từ văn kiện của Đảng, Chính Phủ, cũng như các văn bản dưới luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được quan tâm cả trong phương diện hoạch định chính sách, đến việc thể chế hóa và thực hiện trong đời sống chính sách dân tộc.
    Về kinh tế, nội dung nhiệm vụ trong chính sách dân tộc miền núi phía chính là chủ trương phát triển kinh tế xã hội miền núi và các vùng dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho các dân tộc phát huy tiềm năng và nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hàng hóa, từng bước rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa miền núi và miền xuôi.
    Về phương diện chính trị, thực hiện chính sách bình đẳng đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển. Đồng bào các dân tộc thiếu số cũng như đa số đều có quyền làm chủ, có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, có quyền lợi và trách nhiệm xây dựng thể chế chính trị, phát huy vai trò hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...