Tiểu Luận Quan điểm của đảng cộng sản việt nam về phát triển kinh tế biển và vận dụng vào quá trình thực hiện

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Biển và đại dương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Biển và đại dương chiếm khoảng 71% diện tích của trái đất, có độ sâu trung bình 3.800 m, chứa khoảng 1,5 tỷ kilo mét khối nước. Trong nước biển và đáy biển chứa hàng ngàn tỷ tấn kim loại và khoảng 135 tỷ tấn dầu mỏ ở thềm lục địa, 180.000 loài động vật, 10.000 loài thực vật, chính vì vậy, nên biển và đại dương là một kho tàng vô giá mà loài người đã và đang tiếp tục khai thác với hiệu quả ngày càng lớn theo sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật khai thác biển.
    Là một quốc gia có biển, đảo, Việt Nam cũng hết sức quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát triển biển. Nước Việt Nam ta nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta ngày nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp “hình chữ S” mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Dọc bờ biển có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa . Tuyến biển có 29 tỉnh, thành phốvới khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo. Vì vậy, khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
    Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiềm lực kinh tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tuy nhiên, trước một tiềm năng kinh tế lớn, bên cạnh những thuận lợi, thì với một khoảng thời gian thực tế chưa dài nên chúng ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức là tất yếu. Bước sang thế kỷ 21, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới biển. Mặt khác, sự bùng nổ dân số ngày càng gia tăng, theo thống kê đầu năm 2006 toàn thế giới có 6,5 tỷ người, dự báo đến 2015 dân số thế giới khoảng 7,5 tỷ người. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, thành không gian kinh tế mới. Một xu hướng mới nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ nhanh chóng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ về biển đang là một xu thế tất yếu của các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong tương lai. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để đánh thức tiềm năng to lớn đó của đất nước để kinh tế biển thực sự đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Mặt khác, với chủ trương chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới để tiếp tục đẩy mạnh nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế biển là một vấn đề ngày càng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, Việt Nam đang hướng đến một chiến lược mới về phát triển kinh tế biển, xây dựng một quốc gia kinh tế biển, giàu nhờ biển, mạnh vì biển Việt Nam . Nghị quyết 09 – NQ/ TW ngày 9/2/2007 “ Về chiến lược biển Việt Namđến năm 2020” đã nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương” ”.Do đó, nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế biển ở nước ta đồng thời để có cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn về chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng trong giai đoạn hiện nay, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế biển và vận dụng vào quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện nay” làm chuyên đề nghiên cứu của mình.
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    - Làm rõ quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam về phát triển kinh tế biển và vận dụng vào quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam hiện nay.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Chiến lược phát triển kinh tế biển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung:
    + Tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam.
    + Chính sách Đảng về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    + Nhận định thực trạng phát triển kinh tế biển ở nước ta hiện nay và nêu ý kiến đề xuất.
    - Về thời gian: năm 1993 đến nay.
    - Về không gian: trên toàn lãnh thổ Việt Nam
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Ngoài phương pháp nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì đề tài còn sử dụng một số phương pháp sau:
    Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Phương pháp lịch sử.
    Phương pháp logic

    Phương pháp nghiên cứu điều tra
    Phương pháp nghiên cứu thống kê
    Phương pháp nghiên cứu trên sách, báo và mạng internet.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...