Chuyên Đề Quan điểm của đảng, chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm của đảng, chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn
    MỤC LỤC
    PHẦN1: PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chon đề tài
    II. Mục đích của đề tài
    III. Nhiệm vụ của đề tài
    IV. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    V. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
    A. CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ
    1. Một số khái niệm cơ bản
    1.1. Khái niệm về tện nạn xã hội
    1.2. Khái niệm về ma tuý
    2. Một vài nét lịch sử về ma tuý
    2.1.Đặc điểm của ma tuý
    2.2. Phân loại ma tuý
    3. Ma tuý là hiểm hoạ cho cá nhân, gia đình và xã hội
    3.1. Tác hại đối với bản thân người nghiện
    3.2. Tác hại đối với gia đình người nghiện
    3.3. Tác hại đối với cộng đồng xã hội.
    4. Quan điểm của đảng, chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý.
    5. Vai trò của tổ chức đoàn trong công tác phong chống tệ nạn ma tuý.
    B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
    1. Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cua quận Lê Chân
    1.1. Vị trí địa lý
    1.2. Kinh tế
    1.3. Chính trị.
    1.4. Văn hoá xã hội
    2. Thực trạng tình hình nghiện hút ma tuý trên địa bàn quận Lê Chân
    2.1. Số lượng người nghiện
    2.2. Thành phần và đối tượng nghiện
    2.3. Hình thức lạm dụng
    2.4. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của các cơ quan chức năng ban ngành đoàn thể trên địa bàn quận
    2.5. Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của Đoàn thanh niên
    C. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
    1. Nguyên nhân
    1.1. Nguyên nhân khách quan
    1.2. Nguyên nhân chủ quan
    2. Giải pháp và kiến nghị
    2.1. Giải pháp
    2.2. Kiến nghị để nâng cao vai trò hiệu quả của tổ chức Đoàn thanh niên
    3. Kết luận

    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
    Đất nước ta đã từng trải qua những cuộc chiến tranh trường kỳ để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của đất nước, dân tộc. Có biết bao nhiêu những người con của đất nước đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, trong đó có những người đã ra đi mãi mãi không bao giờ trở lại, có người thì phải mang di chứng của chiến tranh. Sự hi sinh của họ mang lại vinh quang cho Tổ quốc, họ là những người anh hùng của dân tộc.
    Ngày hôm nay, đất nước đang hoà cùng với bước phát triển của thế giới, và đất nước có được phồn thịnh phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào thế hệ trẻ. Nghị quyết 04 BCH TW Đảng (khoá VII) ngày 14/1/1993 về công tác thanh niên trong thời kì mới nêu rõ “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên”. Vậy mà có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đã có sự thay đổi về đạo đức, nếp sống. Họ không phải là những người bị thiệt thòi về tinh thần, sức khoẻ mà họ luôn tràn đầy sức sống nhưng lại không chịu học tập, trau dồi kiến thức mà lại sống buông thả, đua đòi. Một phần do sự dụ dỗ của kẻ xấu, một phần do bản lĩnh không vững vàng để mà vô tình lao vào cái chết mà không biết. Đã có rất nhiều cái chết do sử dụng ma tuý. Nó là những cái chết đang bị xã hội loại trừ.
     
Đang tải...