Tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước ta về đào tạo, bồi dưỡng công chức
    Trong học thuyết của mình, phần lý luận về hàng hoá sức lao động C.Mác viết: Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó’’ [23, tr.251]. Như vậy theo quan điểm của C.Mác, để có năng lực lao động tốt thì người lao động phải có năng lực thể chất (gồm sức khoẻ, kỹ năng nghề nghiệp) và tinh thần tốt và được đem ra vận dụng trong hoạt động; và để có năng lực thể chất và tinh thần tốt thì con người phải không ngừng học tập, rèn luyện.
    Khi nghiên cứu về giá trị của sức lao động, C.Mác viết: “Giá trị của sức lao động, cũng như giá trị của mọi hàng hoá khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do đó, để tái sản xuất ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy” [23, tr.255]. Ở đây C.Mác đã khẳng định giá trị của sức lao động cao hay thấp, có nhiều giá trị hay ít giá trị phụ thuộc vào chi phí đầu tư sản sinh ra nó nhiều hay ít; chúng ta muốn có nhiều sức lao động có giá trị cao đòi hỏi chúng ta phải đầu tư cho nó nhiều hơn. Và C.Mác cũng chỉ ra rằng việc quy định giá trị của sức lao động bao hàm một yếu tố lịch sử và tinh thần; mỗi công việc khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau và mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì giá trị của sức lao động cũng khác nhau, khả năng nâng cao giá trị sức lao động của mỗi con người cũng khác nhau.
    Để nâng cao giá trị của sức lao động hay năng lực lao động của con người, Mác khẳng định cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó và tuỳ theo tính chất phức tạp của sức lao động mà phải chi phí nhiều hay ít để nâng cao giá trị, Mác viết:
    Muốn cải tạo bản tính chung của con người để làm cho nó có được kiến thức và những thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định, nghĩa là muốn cho nó trở thành một sức lao động phát triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó, mà muốn thế thì lại phải tốn một số nhiều hay ít vật ngang giá nào đó. Những chi phí đào tạo ấy khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của sức lao động [23, tr.257].
    Ngay từ thời kỳ đầu của sự nghiệp cách mạng vô sản, Lênin đã chỉ ra một trong những cội nguồn của thắng lợi là lý luận cách mạng, Người nói: Không có lý luận cách mạng mạng thì không có phong trào cách mạng” và chỉ có một Đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiền phong”. Muốn có lý luận tiền phong thì người cộng sản phải học tập, bồi dưỡng thường xuyên, người đề xuất phương châm học tập cho Đảng tiền phong và mỗi người cộng sản là Học, học nữa, học mãi”. Phương châm học tập này đã thành khẩu hiệu hành động cho những người cộng sản trên toàn thế giới.
    Đảng ta được Hồ Chủ tịch giáo dục, rèn luyện thông qua các khoá huấn luyện cho những hạt nhân ưu tú và cho mọi đảng viên về lý luận tiền phong và phong trào cách mạng, trong thực tiễn đã trở thành đội tiền phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo toàn dân làm cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng luôn nêu cao tinh thần học tập, trau dồi kiến thức lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng cho mỗi đảng viên để xứng đáng là những người ưu tú trong xã hội. Theo Hồ Chủ tịch, để có CNXH thì cần phải có con người XHCN, đó là những người tiền phong có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có trình độ chuyên môn cao nắm được công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để thu hút được mọi lực lượng trong xã hội vào xây dựng CNXH. Ngay những năm đầu tiên của chính quyền cách mạng, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức thực sự có năng lực đáp ứng yêu cầu, tính chất mới của công việc trong một xã hội mới và phải thực sự là công bộc của dân, Người đã khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém [24, tr.487].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...