Luận Văn Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Bắt đầu từ thế kỷ XVII trở đi, ở phương Tây xuất hiện các triết gia như Descartes, Hêghen, Huserl, Keerkegakd, Heidegger, đặc biệt là Nietzshe muốn xây dựng một kỷ nguyên mới cho triết học con người, kỷ nguyên của chủ nghĩa nhân bản triệt để, chống lại ý niệm về Thiên chúa, về linh hồn bất tử, về thế giới sau khi chết coi đó là những ý tưởng hạn hẹp đầy định kiến của hệ thống siêu hình học, hệ thống thần học trước đây. Và tuyên bố Thượng đế đã chết.
    Song, sau bốn kỷ nguyên của lời tuyên bố, tôn giáo không chết, cái chết tự nhiên của nó mà thậm chí còn phát triển hơn, phức tạp hơn, khiến các học giả tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bàn luận tranh cãi.
    Tôn giáo là sản phẩm của chính con người chứ không phải con người là sản phẩm của tôn giáo hay của Thượng đế - Nhận định này đã được L.V.Phơiơbắc (Đức) đưa ra, sau này được C.Mác kế thừa.
    C.Mác và Ph.Ăngghen không trả phải là những nhà chuyên nghiên cứu về tôn giáo, hai ông chỉ đề cập đến vấn đề tôn giáo với tư cách là nhà triết học và nhà hoạt động chính trị - xã hội. Do đó, chúng ta không thể đòi hỏi ở hai ông những ý kiến toàn diện và hệ thống về các lĩnh vực tôn giáo, song những ý kiến của hai ông về tôn giáo, vừa có tính nguyên tắc đúng đắn, nhằm đi sâu tìm hiểu những vấn đề cụ thể, vừa mang tính chiến đấu sắc bén đối với những luận điểm và hành vi phản cách mạng, phản khoa học.
    Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, với sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, người ta tin tưởng vào quyền năng, uy thế và sự sáng tạo vô biên của con người. Một thời đại tiến bộ, một xã hội thế tục, một lối sống duy vật và ham mê hưởng thụ vật chất nhưng không có nghĩa là đã giải mã tôn giáo hay Thượng đế đã chết. Ngược lại, tôn giáo còn phát triển hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn. Điều đó khẳng định cho thấy tính thích ứng, tính phong phú trong biểu đạt tôn giáo, khiến nó có thể bám chắc vào đời sống xã hội và tồn tại một cách dai dẳng.
    Thêm nữa, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ của sự bất bình đẳng, sự bất công và áp bức trong một dân tộc và giữa các dân tộc khác là điều có thể. Tham vọng của con người là vô hạn mà thiên nhiên là hữu hạn, nguy cơ của sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự huỷ diệt toàn cầu về môi sinh là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nguy cơ của sự xuống cấp đạo đức, luân lý khiến con người đã nghĩ đến và tìm đến tôn giáo cho giải pháp về vấn đề môi sinh và đạo đức xã hội.
    Hơn nữa, thế giới ngày nay hơn bao giờ hết đang cần sự yên ổn, không hận thù, không chiến tranh và chết chóc. Và triết học chỉ trở thành tinh thần của thời đại khi nó đưa ra được những nguyên lý giải quyết mâu thuẫn của thời đại và những vấn nạn nhân sinh. Trong đó, tôn giáo nào cũng dạy tình yêu tha nhân bác ái, từ bi, thánh Ala cũng nói phải yêu thương con người, yêu thương từ cành cây đến ngọn cỏ. Tức là, điểm chung của mọi tôn giáo là tình yêu tha nhân với bốn tuyên ngôn luân lý (không giết người, không gian dâm, không nói dối, không trộm cắp). Là bốn nguyên tắc vàng tạo lập nên sự hoà hợp hay nói khác đi là tạo nên nguyên lý hoà, đảm bảo cho một thế giới không hận thù, không chiến tranh, chỉ có tình yêu tha nhân và hạnh phúc. Như vậy, tôn giáo cũng đã trở thành tinh thần của thời đại.
    Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sự mất quân bình xã hội và hố sâu phân hoá giàu nghèo, khoảng cách đó càng tăng dần theo sự phát triển kinh tế mà không một chính phủ, một nhà nước nào có thể tự mình giải quyết ổn thoả, sự phân cách đó để an sinh xã hội mà phải cần đến bàn tay liên đới của cả xã hội dân sự như các tổ chức thiện nguyện, phi lợi nhuận, các tôn giáo, các hiệp hội, đoàn thể Trong đó, tôn giáo tương đối có nhiều kinh nghiệm trong công tác an sinh, bác ái xã hội. Thực tế chứng minh, ở những nước mà nhà nước tạo nhiều cơ hội và hợp thức hoá cho các tổ chức người có hoàn cảnh đặc biệt.
    Nói cho cùng, trong một thế giới đa nguyên, tự do và dân chủ, chúng ta có quyền không chấp nhận tôn giáo với ý nghĩa là độc quyền và thủ đắc chân lý hay áp đặt đức tin, nhưng chúng ta có thể chấp nhận nó trong chiều kích văn hoá, đạo đức, vì tôn giáo nào cũng kêu gọi con người phải yêu thương tha nhân, chống áp bức, bất công, kêu gọi chăm sóc và bảo vệ môi trường , kêu gọi hoà bình, chống chiến tranh – đó là những yếu tố vô cùng quan trọng góp phần xây dựng một xã hội đoàn kết, công bằng, trách nhiệm và liên đới.
    Vì vậy, vấn đề tôn giáo đang thu hút sự quan tâm của các học giả và giới lãnh đạo chính trị trên toàn thế giới. Họ quan tâm đến tôn giáo, nhìn nhận vai trò của nó trong sự phát triển cộng đồng và đặc biệt chú ý giải pháp của nó đối với những vấn nạn nhân sinh.
    Do đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu tôn giáo cho đề tài luận văn của mình, đặc biệt nghiên cứu những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về tôn giáo, ngày nay đã có nhiều thay đổi và khác so với thời đại của các nhà kinh điển.
    Việt Nam là nước đa tôn giáo, tín ngưỡng với số lượng tín đồ đông đảo. Tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm. Các thế lực thù địch luôn coi tôn giáo là một vấn đề quan trọng trong chiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ quần chúng theo đạo và quần chúng không theo đạo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở chính trị - xã hội của đất nước. Tôn giáo dễ bị lợi dụng, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người. Các thế lực thù địch luôn chống phá chế độ chúng ta gây mất ổn định về chính trị xã hội.
    Chính điều này, đòi hỏi chúng ta cần phải có các chính sách về tôn giáo để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ khi cách mạng tháng Tám thành công cho đến những năm 1990, chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo.
    Trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo nảy sinh nhiều bất cập, vì thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với thực tiễn Châu Âu, nên không thể áp dụng máy móc, giáo điều quan điểm của chủ nghĩa Mác. Vì thế Đảng ta đã đưa ra nghị quyết 24-NQ/TW là mốc quan trọng thể hiện quan điểm đổi mới tôn giáo, bên cạnh đó nhiều chính sách về tôn giáo và hoạt động tôn giáo được đưa ra ngày càng cởi mở, thông thoáng và phù hợp hơn. Điều đó làm cho đời sống tinh thần của đồng bào có đạo được cải thiện, tăng them niềm tin vào Đảng, Nhà nước ngày càng vững chắc.
    Đó là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài: “Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ Triết học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
    Về văn bản học: Văn tuyển các bài báo, các trích đoạn của C.Mác, Ph.Ăngghen, VI.Lênin về tôn giáo trong các tác phẩm của các ông đã được Viện Nghiên cứu Tôn giáo Tín ngưỡng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sưu tầm và biên soạn năm 1996.
    Các công trình nghiên cứu: Đã có nhiều bài viết được đăng tải trên các Tạp chí chyên ngành, trên các cuốn sách chuyên khảo về tôn giáo. Một số bài trong các Tạp chí, Tạp san: Tôn giáo, thuốc phiện của nhân dân và sự phản kháng chống lại khốn cùng thực tại – Các quan điểm của Mác và Lênin – Sergio Vuscovic Roto (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 2000); Karl Marx và Friedrich Engels với vấn đề xã hội học tôn giáo – Jean Paul Willaime (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, 2002); Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen về lao động bị tha hoá và sự tha hoá của tôn giáo – Trương Hải Cường (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6, 2001); Quan niệm của Hêraclít về linh hồn, Thượng đế và thái độ của ông đối với tôn giáo – PGS.TS. Đặng Hữu Toàn (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, 2002); Lutvích Phoiơbắc bàn về tôn giáo – Th.s. Nguyễn Hoài Sanh (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, 2000); Ph.Ăngghen về tôn giáo. Những di sản quý giá – PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, 2004); Quá trình đổi mới nhận thức về vấn đề tôn giáo và việc hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới – Th.s. Trần Thanh Giang (Tạp chí Triết học, số 9, 2008); VI.Lênin bảo vệ và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo – TS. Lê Đại Nghĩa (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 2002); Từ quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác xem xét vấn đề tôn giáo ở nước ta – TS. Ngô Hữu Thảo (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, 2004); Tôn giáo Việt Nam – GS. G.Condominas (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 2003).
    Những cuốn sách viết về tôn giáo như: Vấn đề cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn – GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2005); Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam – GS. Đặng Nghiêm Vạn (2001); C.Mác-Ph.Ăngghen về vấn đề tôn giáo - Nguyễn Đức Sự (chủ biên), (1999); Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần - Trần Khang, Lê Cự Lộc (2001); Những vấn đề tôn giáo hiện nay (1994), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam - Nguyễn Hồng Dương (2004); Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2005); Quan điểm của C.Mác-Ph.Ăngghen-VI.Lênin-Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản – TS. Hồ Trọng Hoài, TS. Nguyễn Thị Nga (2006)
    Qua các công trình trên, các tác giả đã đi vào tìm hiểu tư tưởng của các nhà kinh điển về tôn giáo. Song các công trình đó, các tác giả chủ yếu đi vào một nội dung, một quan điểm nào đó của C.Mác, Ph.Ăngghen bàn về tôn giáo hoặc trích dẫn một luận điểm, một mệnh đề của các ông để minh chứng hay dẫn chứng cho những nhận định, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo. Do đó, tính hệ thống của quan điểm đó ít nhiều chưa đầy đủ.
    Tập chuyên khảo giáo trình Triết học Mác-Lênin dùng cho học sinh, sinh viên chuyên Triết của các trường Đại học, Cao đẳng đã trình bày các quan điểm về tôn giáo của các nhà kinh điển với tính chất là giáo trình giảng dạy Bộ môn Chủ nghĩa Vô thần Khoa học. Do vậy, ít nhiều cũng đã đưa thêm vào đó những quan điểm mang tính chủ quan của những người Mác-xít muốn phủ nhận hoàn toàn tôn giáo, đã biến các quan điểm về tôn giáo của các nhà kinh điển thành một thứ giáo điều cứng nhắc, cực đoan. Nhiều luận điểm không được hiểu đúng hoặc không được đặt trong văn mạch và hoàn cảnh của nó khiến cho việc nhận thức về tôn giáo trong điều kiện mới hiện nay trở nên khó khăn.
    Việc nghiên cứu, tìm hiểu tôn giáo cũng như tôn giáo ở Việt Nam cũng đã từng được chọn làm đề tài của một số luận văn, luận án tiến sĩ Triết học, trong đó các tác giả cũng lấy chủ nghĩa vô thần Mác-xít làm cơ sở lý luận, phương pháp luận của mình. Do xuất phát điểm khác nhau, nhưng chưa có luận văn, luận án nào tìm hiểu một cách hệ thống các vấn đề tôn giáo mà C.Mác, Ph.Ăngghen, VI.Lênin đã đề cập và liên hệ với thực trạng tôn giáo hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
    Trong điều kiện cho phép với năng lực và trình độ, chúng tôi cố gắng hoàn thành bản luận văn của mình cho sự đóng góp bổ sung vào các công trình đi trước nghiên cứu về tôn giáo.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Tôi giáo là một đề tài rộng lớn và là đối tượng của nhiều học giả quan tâm. Luận văn tập trung nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo trên cơ sở kế thừa, phê phán các quan điểm trước Mác khi đề cập, nghiên cứu về tôn giáo. Diễn biến tôn giáo ngày nay quá phức tạp, có nhiều thay đổi so với thời đại của các nhà kinh điển. Trên cơ sở đó vận dụng quan điểm của các nhà kinh điển về tôn giáo trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn hiện nay, đồng thời liên hệ với tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
    4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
    Bám sát các văn bản kinh điển từ quan điểm của các nhà triết học trước Mác trên cơ sở đó phân tích các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, VI.Lênin về tôn giáo trong bối cảnh và văn mạch của tác phẩm, liên hệ với vấn đề tôn giáo hiện nay, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
    Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
    - Hệ thống các quan điểm trước Mác về tôn giáo, nêu lên được bối cảnh lịch sử để hình thành các quan điểm tôn giáo.
    - Phân tích làm rõ các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, VI.Lênin về tôn giáo.
    - Liên hệ với tình hình tôn giáo hiện nay đối với việc nhận thức và thực tiễn Việt Nam hiện nay; đồng thời phân tích giá trị của những quan điểm khoa học về tôn giáo của các nhà kinh điển.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của luận văn: dựa trên những nguyên lý triết học mác xít khi nghiên cứu vè tôn giáo.
    Phương pháp nghiên cứu của luận văn: kết hợp lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp.
    Kết hợp nghiên cứu văn bản với nghiên cứu thực tế lịch sử.
    6. Đóng góp của luận văn
    Luận văn góp phần trình bày một cách có hệ thống những quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo và liên hệ trong điều kiện thực tế hiện nay.
    Nêu lên ý nghĩa và giá trị của những quan điểm khoa học về tôn giáo của các nhà kinh điển.
    Đồng thời mạnh dạn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong lý thuyết về tôn giáo của các ông.
    7. Ý nghĩa của luận văn
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề triết học tôn giáo và làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về chuyên ngành tôn giáo học.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết và 9 tiểu tiết

    [TABLE]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]MỤC LỤC

    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]NỘI DUNG
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chư­ơng 1: QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VỀ TÔN GIÁO
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]1.1. Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về tôn giáo
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]1.2. Những luận điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen về tôn giáo
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 1.2.1. Tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hoá của con người
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 1.2.2. Giải phóng con người khỏi sự tha hoá của tôn giáo
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 1.2.3. Tôn giáo tự tiêu vong
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 1.2.4. Thái độ của Đảng Công nhân đối với tôn giáo
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chư­ơng 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÔN GIÁO CỦA C. MÁC,
    PH.ĂNGGHEN TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN
    ĐỐI VỚI TÔN GIÁO TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]2.1. Đối với sự nhận thức về tôn giáo trong tình hình hiện nay
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 2.2.1. Mấy vấn đề mang tính phương pháp luận khi nghiên cứu và vận dụng quan điểm của các nhà kinh điển về tôn giáo
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 2.2.2. Ý nghĩa nhận thức luận
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 2.2. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong công tác tôn giáo hiện nay
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 2.2.1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    [/TD]
    [TD]67
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 2.2.2. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách đối với tôn giáo
    [/TD]
    [TD]90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD] 2.2.3. Một số kiến nghị
    [/TD]
    [TD]90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]94
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]97
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...