Tiểu Luận Quan điểm cơ bản Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong lĩnh vực văn h

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan điểm cơ bản Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong lĩnh vực văn học VN

    Chủ nghĩa hậu hiện đại là một khái niệm rất rộng và khá phức tạp. Con người hậu hiện đại chấp nhận rằng bản chất của thế giới là hỗn mang.
    Họ chỉ cố gắng làm chủ và điều chỉnh điều kiện tồn tại của riêng họ trong mối tương quan với những điều kiện tồn tại của kẻ khác.
    Họ nhận thức rằng họ chỉ tồn tại trong vùng giao thoa của sự tương phản và những giá trị tương đối. Đối với họ, thế giới không phải là một thứ hiện thực đơn giản và đồng nhất trong nhãn quan của mỗi người.
    Họ không còn thực sự tin vào một thứ quy luật nào to lớn bao trùm tất cả, mà tin vào những thí nghiệm và ứng dụng ở quy mô nhỏ.
    Bởi thế, mỗi người có thể cùng lúc nhìn thấy nhiều thế giới khác nhau và có thể bị chi phối cùng lúc bởi nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Họ thấy rằng bản thể và thế giới là những thứ hiện thực đa tầng và đa phương.
    Còn vấn đề nào ta cần quan tâm và chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng như thế nào trong lĩnh văn học ở nước ta?
    3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
    Có lẽ cách tiếp cận dễ dàng nhất về chủ nghĩa hậu hiện đại là nên bắt đầu từ chủ nghĩa hiện đại : nguồn gốc phát triển, đồng thời cũng là đối tượng bị phủ nhận của chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo phương pháp này, chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ được giải thích trên hai bình diện khác nhau: lịch sử và xã hội, văn học và các khuynh hướng nghệ thuật.
    Qua tìm hiểu tài lệu , sách , báo , các trang web liên quan đến chủ nghĩa hiện đại nhằm giải thích , hiểu rõ chủ nghĩa hậu hiện đại cụ thể hơn .
    Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến sự đối chứng và so sánh giữa thời kỳ hậu hiện đại và thời kỳ hiện đại, tiền thân lịch sử và xã hội của thời đại chúng ta đang sống.
    B – NỘI DUNG :
    I – Cơ sở lý thuyết triết học :
    a – Cơ sở xã hội :
    Hiện đại hóa được coi là quá trình chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Xã hội truyền thống là xã hội được tạo lập trên cơ sở các truyền thống và khác với xã hội hiện đại ở hàng loạt đặc điểm. Đó là sự phụ thuộc của việc tổ chức đời sống xã hội vào các quan niệm tôn giáo hay thần thoại, là tính hợp lý về giá trị, tính chất phát triển có chu kỳ, tính chất cộng đồng của xã hội
    Có thể thấy xã hội hiện đại là xã hội đối lập với xã hội truyền thống. Vì vậy, bước chuyển sang xã hội hiện đại là một quá trình đầy kịch tính. Có thể phân biệt hai mô hình hiện đại hóa cơ bản đã được thực hiện trong lịch sử là: hiện đại hoá theo kiểu phương Tây và hiện đại hóa đuổi kịp .
    Hiện đại hoá theo kiểu phương Tây hóa là quá trình chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại bằng con đường trực tiếp vay mượn các thể chế, thành tựu công nghệ , tính hợp lý và lối sống của xã hội phương Tây.
    Hiện đại hóa đuổi kịp cũng có thể là một mô hình phát triển , cũng có thể là một bộ phận của quá trình hiện đại hóa. Nó là ý định của các nước lạc hậu nhằm tiến gần tới các nước phát triển.
    Những hạn chế thường có ở mô hình hiện đại hóa đuổi kịp là:
    ã Có thể làm mất bản sắc văn hóa truyền thống mà vẫn chưa có được bản sắc văn hóa hiện đại.
    ã Tạo ra sự bất bình đẳng và sự bất mãn xã hội.
    Nhưng sự phát triển xã hội Tây phương hiện đại khiến cho khoa học kỷ thuật, trên thực tế càng ngày càng bị sự ước chế của xã hội và chính trị, bị hướng vào thủ đoạn thực hiện mục đích chính trị nào đó. Như vậy, tính hợp pháp của trí thức khoa học thành thiên lệch tách rời khỏi sự đòi hỏi bản thân của nó; trên thực tế lại lấy triết học và chính trị làm mục đích. Chính trị và triết học tự sự cũng nhân đó có cái tự sự tối cao, có ý nghĩa là nguyên tự sự.
    Đây chỉ là một sự quy ước vì hiện tại ở đây vẫn còn có cả sự hiện diện của các xã hội truyền thống trong khi mục đích của hiện đại hóa đã không còn là xã hội hiện đại mà là xã hội hậu hiện đại - xã hội nằm giữa xã hội công nghiệp thiện đại và xã hội định hướng vào các giá trị xã hội và do vậy, một cách tương ứng, bước chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hậu hiện đại đã được gọi là hậu hiện đại hóa.
    Chủ nghĩa hậu hiện đại đã phát hiện ra quá trình này. Nó tiến hành phê phán xã hội hiện đại từ lập trường chống chủ nghĩa hiện đại phản ánh bối cảnh đã hình thành ở phương Tây - sự không thỏa mãn ngày một tăng của đông đảo quần chúng nhân dân đối với xã hội hiện tồn và yêu cầu xây dựng một xã hội hiện thực mới. Chủ nghĩa hậu hiện đại cũng tự coi mình là một thứ chủ nghĩa hiện đại mới khi nhấn mạnh các giá trị của chủ nghĩa hiện đại. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại là gắn liền quá khứ với tương lai, truyền thống với đổi mới.
    Trong xã hội hậu hiện đại, những nội dung của tính hợp lý đó được hợp nhất lại tác động lẫn nhau và bảo đảm cho nhau cùng hoạt động. Chẳng hạn các giá trị đạo đức được xem là tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Một số nhà kinh tế học cho rằng, tốc độ tăng trưởng tối ưu về kinh tế có thể đạt được trên cơ sở các định hướng giá trị thích hợp và tính hài hòa về mặt đạo đức của nền kinh tế đó.
    Lyotard cho rằng đó là do xã hội Tây phương tiến nhập vào Hậu hiện đại. Cái mà Lyotard gọi là xã hội hậu hiện đại cũng tức là xã hội hậu công nghiệp. Ông cho rằng từ xã hội hiện đại tiến vào xã hội hậu hiện đại, hoặc nói rằng trong quá trình từ xã hội công nghiệp tiến vào xã hội hậu công nghiệp đã bắt đầu khá sớm; đến cuối thập niên 50 của thế kỷ 20 tiếp theo nhiều nước khắp bốn phương đã trước sau hoàn thành công cuộc xây dựng sau hậu chiến, đó là một quá trình đại thể hoàn thành.
     
Đang tải...