Tài liệu Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
    1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc
    Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin quan tâm đến vấn đề dân tộc và luôn gắn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp. Mác và Ăngghen đã viết trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) có ghi: Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo [37, tr. 624].
    Hai ông đã khẳng định rằng, sự áp bức bóc lột của giai cấp này với giai cấp khác là nguồn gốc áp bức của dân tộc này đối với dân tộc khác. Các ông cho rằng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, một dân tộc đi áp bức những dân tộc khác thì dân tộc ấy không thể có tự do. Đồng thời hai ông nêu lên khẩu hiệu nổi tiếng Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi chủ nghĩa đế quốc mở rộng sự xâm lược nhằm đặt ách nô dịch lên các dân tộc toàn thế giới, thì khi ấy vấn đề dân tộc càng trở nên quan trọng và cấp thiết, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản và cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức chống lại chủ nghĩa đế quốc ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ.
    Lênin phát triển lý luận khoa học và cách mạng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lênin đề ra cương lĩnh dân tộc của Đảng cộng sản gồm ba nội dung: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại. Ba nội dung này gắn bó chặt chẽ trong một chỉnh thể.
    + Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
    Bình đẳng dân tộc là quyền như nhau (ngang nhau) về nghĩa vụ và quyền lợi của mọi dân tộc không phân biệt chủng tộc, màu da . quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây cũng là cơ sở pháp lý chung giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới, trong các khu vực hay trong một quốc gia. Bởi điều này được quốc tế ghi nhận. Bình đẳng giữa các dân tộc cũng chính là kết quả đấu tranh của nhân dân lao động các nước, là thành quả của văn hóa văn minh và tiến bộ xã hội. Theo Lênin nguyên tắc bình đẳng toàn dân gắn liền chặt chẽ với việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số . bất cứ một thứ đặc quyền nào dành riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ [32, tr. 179].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...