Báo Cáo Quan điểm chiến lược về đầu tư cơ sở hạ tầng với ngân sách nhà nước và nợ công

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở hạ tầng (CSHT) là một trong những nút thắt cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nên phát triển CSHT luôn là trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ 1991 đến nay và từ nay đến 2020 khi cơ bản trở thành nước công nghiệp như chúng ta mong muốn.
    Hạ tầng cơ sở hiện vẫn được coi là một điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo Giám đốc Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) giai đoạn 2009-2010 của Việt Nam đứng thứ 75, tụt 5 bậc so với GCI 2008- 2009, trong đó, trụ cột thứ 2 trong 12 trụ cột làm nên chỉ số GCI* là chỉ số về hạ tầng cơ sở lại đứng vị trí thứ 94 chỉ với mức 3 điểm trong tổng số 7 điểm. So sánh chỉ số hạ tầng cơ sở của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc thì chỉ số này của họ đều cao hơn Việt Nam (từ 4,3-5 điểm). Kết quả khảo sát cho thấy, quãng đường từ nhà máy vào trung tâm của một tỉnh, thành phố trung bình bị phong tỏa bởi lũ lụt, lở đất khoảng 8,7 ngày/năm, 71% doanh nghiệp cho biết sản phẩm của mình bị hư hại bởi chất lượng đường xấu, gây tổn thất khoảng 2.300 USD/doanh nghiệp và trung bình trong 1 tháng doanh nghiệp bị cắt điện khoảng 29,27 tiếng và dịch vụ điện thoại và mạng ngoài vùng phủ sóng khoảng 8,23 tiếng.
    Tuy nhiên, do chúng ta còn thiếu quá nhiều CSHT, hơn nữa chất lượng CSHT hiện có cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên nguồn vốn cần để đầu tư phát triển CSHT là rất lớn, vượt ra khỏi khả năng của NSNN, thậm chí của quốc gia1. Hơn nữa, CSHT lại rất đa dạng, thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong thời gian dài trong khi không phải CSHT nào cũng có khả năng hoàn vốn hay có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế (hiệu quả xã hội thường được dùng để biện minh cho những CSHT không thể làm rõ có hiệu quả kinh tế hay không song lại càng làm cho các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư CSHT thêm mù mờ, theo
    đó, vừa gây khó khăn cho việc huy động vốn cho CSHT, vừa khó kiểm tra giám sát hiệu quả của việc sử dụng những đồng vốn đã huy động được đó). Thêm vào đó, đầu tư xây dựng CSHT còn liên quan đến phân cấp NSNN, cả phân cấp giữa NSTW và NSĐP cũng như phân chia trách nhiệm giữa quản lý vốn đầu tư và quản lý vốn duy tu bảo dưỡng CSHT. Chính vì vậy, quan hệ giữa đầu tư CSHT nói chung, đầu tư công nói riêng với NSNN và nợ công cần được tiếp cận dựa trên những quan điểm chiến lược sau:






    Quan điểm 1:
    Chỉ lập dự án xây dựng CSHT sau khi đã thiết lập được bộ tiêu chí đánh giá
    hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của mỗi loại CSHT. Căn cứ vào bộ tiêu chí có thể định lượng được này mới xem xét phê duyệt từng dự án CSHT đồng thời sắp xếp




    1 Eurocham ước tính Việt Nam cần khoảng 70-80 tỷ đô la đầu tư cho đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng cảng biển trong 5-10 năm tới. Con số này lên mức 120 tỷ đôla nếu bao gồm cả hạ tầng về năng lượng tại quốc gia đang thiếu điện.

    trật tự ưu tiên đầu tư CSHT. Bên cạnh đó, có thể chế đảm bảo việc đánh giá dự án theo bộ tiêu chí và sắp xếp thứ tự ưu tiên một cách khách quan, trung thực, giảm thiểu những áp lực bên ngoài. Chẳng hạn, thành lập Hội đồng thuộc Quốc hội thẩm định những dự án CSHT tầm quốc gia do Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý thực hiện và Hội đồng thuộc HĐND cấp tỉnh thẩm định dự án CSHT trên địa bàn tỉnh do các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh quản lý thực hiện. Chính phủ và UBND cấp tỉnh căn cứ vào kết quả thẩm định sẽ phê duyệt dự án, xếp hạng ưu tiên, chịu toàn bộ trách nhiệm về triển khai dự án, từ kế hoạch huy động nguồn lực tài chính, chọn nhà thầu thực hiện, tiến độ triển khai dự án, chất lượng CSHT, nghiệm thu và đưa CSHT vào khai thác sử dụng.
    Quan điểm 2:
    Các dự án được phê duyệt phải nằm trong qui hoạch không gian và thời
    gian phát triển CSHT quốc gia và tỉnh (ngay cả các dự án CSHT cấp xã cũng phải nằm trong qui hoạch chứ không phải do huy động từ nguồn ngoài NSNN mà cấp xã hay huyện tùy ý quản lý thực hiện vì CSHT phải đồng bộ trên cả cấp độ quốc gia và địa phương. Chúng ta không có đủ tiền để xây dựng tất cả CSHT cùng một lúc nên càng cần phải đồng bộ để đảm bảo hiệu quả khai thác tối đa. Đây cũng là cơ sở để
    chống lại căn bệnh đầu tư dàn trải, đầu tư kéo dài chậm đưa CSHT vào khai thác sử dụng, thậm chí xây dựng xong lại bỏ hoang lãng phí. Hiệu quả đầu tư tổng thể của Việt Nam đang giảm một cách đáng lo ngại.


    Đầu tư và ICOR 1995-2010





    9.00


    8.00


    7.00


    6.00











    34.6









    6.83 34
    32.4 32.8 32.9 33.7









    36.2 36.5



    43.1


    40 40.5 6.97



    42.8
    8.05

    50
    45
    41.450
    35



    5.00


    4.00


    3.00


    2.00


    1.00


    0.00

    31.7 32.1






    3.34 3.45





    4.22

    5.59



    35.5
    4.84 4.96 4.80 4.84 4.65





    4.33



    4.90 4.80

    6.38
    30
    25
    20
    15
    10
    5
    0

    1995 19961997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


    ICOR Đầu tư ( %GD P)
    i l


    Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt từ tháng 7-2003 với tổng mức đầu tư hơn 3.733 tỉ đồng và đến tháng 10-2007 lại điều chỉnh dự án lên đến hơn 7.527 tỉ đồng.


    Theo quyết định 2013 của Bộ GTVT, đường Láng - Hòa Lạc có chiều rộng nền đường tối thiểu bằng 140m nhưng tại các bản thiết kế cơ bản, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, bản vẽ mặt cắt ngang điển hình đều thể hiện

    chiều rộng nền đường tối đa chỉ đạt 134m, hụt 6m so với quyết định (trừ đoạn qua sông Đáy).


    Theo quy định sẽ dành các khu đất phát triển đô thị giao cho chủ đầu tư để tạo vốn song UBND tỉnh Hà Tây (cũ) chỉ giao khu đô thị mới Bắc An Khánh cho Vinaconex làm chủ đầu tư, còn lại 746,8ha thuộc các khu Nam An Khánh, Quốc Oai, Liên Quan, Sơn Đồng, Dương Cốc được giao cho các đơn vị không phải nhà đầu tư. Việc dành quỹ đất cho nhà đầu tư chỉ tạo được 1.472 tỉ đồng vốn làm đường, khiến Nhà nước phải chi thêm khoảng 6.000 tỉ đồng dẫn đến quá trình thực hiện phải thay đổi hình thức đầu tư, làm chậm tiến độ dự án. Theo quyết định đầu tư và hợp đồng ký kết lần đầu, dự án chậm bốn năm; lần hai chậm một năm (dự kiến hoàn thành tháng 12-2010 nhưng đến 6/12/2010 vẫn chưa hoàn thiện).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...