Luận Văn Quan điểm, các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong bối c

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Quan điểm, các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.


    LỜI NÓI ĐẦU​ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan lịch sử mà một nước nào đó muốn đạt được trình độ phát triển cũng phải trải qua. Một số nước châu Áđã thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vàđã trở thành con rồng nhỏ Châu á như Singapo, Đài Loan, Hồng Kông Ở nước ta trong 20 năm 1986 - 2006 đổi mới về phát triển công nghiệp chúng ta đã thu được nhiều thành quả song còn nhiều bất cận. Thời kì 1986 - 1990 sản lượng điện tăng 11,1%, thép cán tăng 8% dầu thô 2,7 tấn năm 1990. Sau đó thời kì 1991 - 2001 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 13%, 2001 - 2005 tăng 15,7%. Song công nghiệp 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng có cao nhưng thiếu hiệu quả và bền vững, cơ cấu công nghiệp nước ta không khác cơ cấu công nghiệp các nước kém phát triển. Mặt bằng chung về trình độ công nghệ và trang thiết bị lạc hậu 2-3 thế hệ so với các nước công nghiệp phát triển; tỉ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%. Các sản phẩm chủ lực và xuất khẩu lớn là khoáng sản (dầu mỏ và sản phẩm gia công), giá trị nhỏ. Việt Nam chưa chú trọng phát triển khu vực sản xuất tư liệu sản xuất cái lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta chưa coi trọng phát triển các ngành công nghệ cao, cơ khí chế tạo, tựđộng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vật liệu mới kinh tế là những ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng tạo động lực cho sự phát triển các ngành công nghiệp khác. Nói tóm lại đến hôm nay nên công nghiệp của nước ta chủ yếu kinh tế nền nông nghiệp gia công phụ thuộc hoàn thành vào nước ngoài. Mà trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nếu như nền công nghiệp Việt Nam không có bước phát triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không có bước thay đổi thì Việt Nam sẽ ngày càng tụt hậu hơn, và sẽ không thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Vì vậy Việt Nam cần phải làm những gì nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào 1/2007 gia nhập vào WTO vừa là thời cơ và cũng là thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Chúng ta cần phải làm gìđể tận dụng mọi thời cơ và cần phải làm gìđể vượt qua những thách thức? Đó là câu hỏi lớn không những cho Đảng và Nhà nước ta mà là cho mọi công dân nước Việt Nam. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những bước đi đúng đắn trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ cấp bách bây giờ.
     
Đang tải...