Luận Văn Quá trình xảy ra tranh chấp, đưa ra tòa thụ lý, đã có phán quyết cảu tòa án, của hai công ty Cổ phần

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình xảy ra tranh chấp, đưa ra tòa thụ lý, đã có phán quyết cảu tòa án, của hai Cty Cổ phần vật tư Thiết Bị Xây Dựng và Cty TNHH Sơn Linh
    LỜI MỞ ĐẦU

    Sau 16 năm thực hiện tiến trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đã có được những thành công rõ rệt. Nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và từ năm 1986 hoạt động sản xuất kinh doanh không còn bị bó hẹp và có xu hướng mở rộng ra toàn cầu.
    Việc xác lập và mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế là nội dung cơ bản của đổi mới cơ chế quản lý. Nhà nước tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng không trái pháp luật và cùng có lợi.
    Xẩy ra tranh chấp hợp đồng là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường, nên em đã chọn đề tài: " Quá trình xảy ra tranh chấp, đưa ra tòa thụ lý, đã có phán quyết cảu tòa án, của hai công ty Cổ phần vật tư Thiết Bị Xây Dựng và công ty TNHH Sơn Linh". Qua đề tài này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về tranh chấp hợp đồng, để rút ra kinh nghiệm.
    Góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
    Với năng lực hạn chế nên trong bài tiểu luận này không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô cho bài tiểu luận này.
    Em xin chân thành cảm ơn!

    NỘI DUNG
    TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
    HỢP ĐỒNG (KINH TẾ)
    ​ I. Tranh chấp hợp đồng (kinh tế):
    1. Khái niệm về tranh chấp hợp đồng.
    Khi thực hiện các hoạt động thương mại được luật pháp thừa nhận, các bất đồng về quyền và nghĩa vụ tất yếu nảy sinh giữa các thương nhân. Quan hệ mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa, môi giới, đại diện cho thương nhân và nhiều hành vi thương mại khác . là những quan hệ rất phức tạp và rất dễ nảy sinh tranh chấp. Xuất phát từ mục tiêu lợi ích, các thương nhân cùng tiến hành hoạt động thương mại, do đó, khi không tìm thấy tiếng nói chung về lợi ích, tranh chấp tất yếu sẽ phát sinh trong thương mại.
    Điều 238 Luật thương mại quy định: "tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại"
    2. Phân loại tranh chấp hợp đồng
    a. Quy mô của tranh chấp.
    Tranh chấp thương mại xảy ra trong lĩnh vực hoạt động thương mại. Chính vì thế, chủ thể của tranh chấp thương mại là chủ thể thực hiện hoạt động thương mại và trực tiếp tiến hành các hành vi thương mại. Nói cách khác, chủ thể của các tranh chấp thương mại là các thương nhân. Luật thương mại quy định 14 loại hình thương mại, bao gồm : mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa, gia công trong thương mại, đấu giá, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển lãm. Hầu hết các chủ thể được thực hiện các hành vi thương mại đó đều phải là thương nhân và khi có những mẫu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thì những thương nhân này trở thành chủ thể của tranh chấp thương mại.
    Cá biệt trong một số trường hợp, chủ thể của tranh chấp thương mại có thể không phải là thương nhân. Ví dụ: chủ thể của tranh chấp phát sinh từ quan hệ mua bán hàng hóa. Điều 47 quy định: Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc một bên là thương nhân. ở những quan hệ này, khi nảy sinh tranh chấp thì chỉ có một ben là thương nhân mà thôi.
    - Lĩnh vực phát sinh trong tranh chấp thương mại:
    Tranh chấp thương mại phát sinh trong quá trình thương nhân thực hiện các hành vi thương mại mà cụ thể là thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận với khách hàng theo hợp đồng. Các quan hệ hợp đồng có thể làm phát sinh các tranh chấp thương mại, bao gồm: hợp đồng mau bán hàng hóa, hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân .v.v. Như vậy, có thể nói, tranh chấp thương mại là những tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng được thiết lập để thực hiện các hành vi thương mại.
    b. Tính chất của tranh chấp:
    Các tranh chấp thương mại là các tranh chấp hợp đồng, nảy sinh do việc không thực hiện không đúng hợp đồng trong thương mại. Việc hợp đồng hoàn toàn không được thực hiện, chỉ được thực hiện một phần hay thực hiện sai cam kết ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của bên vi phạm. Điều này tất yếu dẫn đến khả năng tự vệ để bảo vệ lợi ích của bên vi phạm. Điều này tất yếu dẫn đến khả năng tự vệ để bảo vệ lợi ích của bên vi phạm bằng cách yêu cầu bên vi phạm buộc phải thực hiện đúng hợp đồng, nộp phạt hoặc nộp tiền bồi thường thiêt hại .Như vậy, vi phạm hợp đồng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong thương mại. Nếu hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh thì khó có thể làm phát sinh tranh chấp, ngay cả khi có một lý do nào đó, nó không thỏa mãn được lợi ích kinh tế của một bên trong quan hệ hợp đồng.
    Như vậy, có thể hiểu, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa ít nhất một bên là thương nhân. Tranh chấp thương mại nảy sinh trong quan hệ hợp đồng và nếu không có quan hệ hợp đồng thì không nảy sinh các tranh chấp trong thương mại. Hiểu theo nghĩa này( quy định tại điều 238 - Luật thương mại), tranh chấp thương mại không bao gồm mọi tranh chấp nảy sinh trong lĩnh vực thương mại, khi thương nhân thực hiện các hành vi thương mại.​
     
Đang tải...