Tài liệu Quá trình xây dựng văn bản luật được tiến hành như thế nào?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động của nhà nước nhằm thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước. Có thể chia quá trình xây dựng pháp luật làm 5 công đoạn:
    1. Đề xuất yêu cầu ban hành một văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi văn bản hiện hành, còn gọi là giai đoạn đưa sáng kiến pháp luật. Theo điều 87 Hiến pháp 1992: Chủ tịch nước, UB thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các UB Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
    Đại biểu quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội. Thủ tục trình Quốc hội dự án luật, kiến nghị về do luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật qui định
    2. Lập chương trình, thông qua chương trình xây dựng pháp luật
    Chính phủ lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội chủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội thẩm tra dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
    3. Soạn thảo dự án luật
    Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập ban soạn thảo gồm đại diện các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức hữu quan. Việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do ban soạn thảo đảm nhận. Cơ quan, tổ chức hữu quan có thành viên trong ban dự thảo có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản về những nội dung liên quan đén lĩnh vực công tác của cơ quan, tổ chức hữu quan đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...