Luận Văn Quá trình xây dựng tổ chức Đảng các cấp từ Trung ương xứ uỷ đến liên tỉnh uỷ thời kỳ 1930-1945

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
    Nam, thời kỳ 1930 - 1945 thể hiện đậm nét bản lĩnh cách mạng kiên
    cường, sức sống mãnh liệt, trí tuệ sáng tạo, sự trưởng thành vượt bậc
    của Đảng về tư duy chính trị, năng lực xác định đường lối cách mạng
    gắn kết với phương pháp chỉ đạo thực tiễn sát hợp điều kiện cụ thể
    của Việt Nam và xây dựng hệ thống tổ chức. Nhờ vậy, Đảng đã lãnh
    đạo nhân dân ta từng bước trải nghiệm các cao trào đấu tranh cách
    mạng, tiến tới đập tan xiềng xích thực dân, phát xít, lật đổ nền quân
    chủ thối nát, giành độc lập, tự do, mở đường phát triển cho dân tộc
    trong thời đại mới.
    Hoạt động của Đảng trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền
    (1930-1945) rất phong phú, có ý nghĩa hết sức to lớn về lý luận và
    thực tiễn đã thu hút nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song đến nay,
    vẫn còn nhiều vấn đề, nhất là công tác xây dựng tổ chức cấp Trung
    ương, xứ uỷ, liên tỉnh uỷ chưa được làm sáng tỏ hoặc chưa được luận
    giải thấu đáo.
    1.2. Trong điều kiện hoạt động bí mật, chưa nắm chính quyền,
    phải đối phó với sự đánh phá ác liệt của đối phương, việc xây dựng tổ
    chức Đảng cấp Trung ương, xứ uỷ và liên tỉnh uỷ có một vị trí đặc
    biệt quan trọng đối với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn
    Đảng và sự thành bại của cách mạng. Nhờ xây dựng tổ chức cấp
    Trung ương, xứ uỷ, liên tỉnh uỷ, Đảng đã tạo dựng được hệ thống tổ
    chức, cơ sở Đảng rộng khắp trên mọi địa bàn, gắn chặt với quần
    chúng, khi thời cơ đến, kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành
    chính quyền thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
    1.3. Xây dựng Đảng về tổ chức là điều kiện không thể thiếu bảo
    đảm cho Đảng thống nhất ý chí và hành động, là nhân tố bảo đảm các
    mặt lãnh đạo của Đảng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta
    xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức là
    nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp
    cách mạng của nhân dân ta. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao năng
    lực, sức chiến đấu của Đảng, cần thiết phải nghiên cứu, đúc kết, vận
    2
    dụng những kinh nghiệm lịch sử về xây dựng Đảng nói chung, về xây
    dựng tổ chức và cán bộ, trong đó có những kinh nghiệm về xây dựng
    các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thời kỳ 1930- 1945.
    Nghiên cứu “Quá trình xây dựng tổ chức Đảng các cấp từ
    Trung ương, xứ uỷ đến các liên tỉnh uỷ thời kỳ 1930-1945” để phản
    ánh hiện thực xây dựng tổ chức, nhân sự các cấp uỷ đó, soi tỏ thêm
    đặc điểm, tổ chức, hoạt động của các cấp bộ Đảng, của các nhân vật
    lịch sử của Đảng trong quá trình vận động cách mạng trước khi trở
    thành một đảng cầm quyền; đúc kết kinh nghiệm xây dựng, bảo vệ tổ
    chức Đảng để cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho công tác
    xây dựng tổ chức Đảng hiện nay; bác bỏ những luận điệu xuyên tạc,
    hiệu chỉnh những nhận định sai lạc, thiên kiến về vai trò lãnh đạo của
    Đảng thời kỳ 1930 - 1945.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...