Báo Cáo Quá trình xác chủ quyền lãnh thổ của vương triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường sa

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quá trình xác chủ quyền lãnh thổ của vương triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường sa

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Biển và đảo Việt Nam nằm ở khoảng giao điểm của các luồng đường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, hội được nhiều thuận lợi cho giao thương, cho tiếp xúc, hội nhập về kinh tế, về văn hóa, nhất là trong cách mạng thương nghiệp, cách mạng công nghiệp, thời đại mà chủ nghĩa tư bản phương Tây đang tìm đường bành trướng sang phương Đông.
    Thế nhưng, biển và đảo trong hoàn cảnh đổi thay của thế giới, lại trở thành mối nguy hiểm thường xuyên cho đất nước trước nguy cơ xâm lược và thôn tính của kẻ thù cả ở phương Đông và phương Tây, ở cả phía Nam và phía Bắc. Trong bối cảnh lịch sử đó, việc tiến ra Biển Đông, không chỉ là nhu cầu phát triển của đất nước, mở mang kinh tế, giao lưu văn hóa, mà còn là bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Công việc thực thi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thật sự được bắt đầu từ thời chúa Nguyễn.
    Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào Nam dựng nghiệp đã sớm chăm lo xây dựng, phát triển các đội thuyền, mở cửa buôn bán với các nước phương Tây để phát huy sức mạnh trong nước và chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các quần đảo ở Biển Đông.
    Tuy nhiên, việc thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là bắt đầu từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên với việc đặt ra các đội Hoàng Sa để tiến hành khai thác và bảo vệ Biển Đông.
    Trên cơ sở kế thừa những thành quả đó, các vương triều tiếp theo như Tây Sơn, triều Nguyễn tiếp tục thực thi quyền làm chủ trên hai quần đảo đó. Đặc biệt, nhà Nguyễn sau khi đánh bại Tây Sơn, khôi phục lại quyền lực, thực hiện sự thống nhất đất nước thì đã tiếp nối truyền thống trước đó của dòng họ mình đối với vùng biển đảo giữa Biển Đông. Phải nói rằng đây là thời kỳ mà toàn bộ đường bờ biển nước ta đã chạy dài từ vịnh Bắc bộ đến vịnh Thái Lan với hàng nghìn hòn đảo ven bờ cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài Biển Đông đã thuộc về chủ quyền kiểm soát của nhà nước Việt Nam thống nhất. Các vua Nguyễn đã đề ra các chính sách, các hình thức, biện pháp khác nhau như chăm lo xây dựng và phát triển lực lượng thủy quân, hải quân, tiến hành vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ .Tất cả những hoạt động này hiện nay vẫn còn được lưu giữ lại khá nhiều thông qua các Mộc Bản (Châu Bản của triều Nguyễn), Gia phả của một số dòng họ, qua các tấm bản đồ cũ, hay trong các bộ biên niên sử của Quốc sử quán Triều Nguyễn .
    Với tất cả các tài liệu liên hệ về lịch sử, địa lý, tài nguyên .thuộc chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo đó đã chứng minh được tính pháp lý về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
    Thế nhưng, hiện nay vẫn có một số thế lực tìm mọi cách xuyên tạc sự thật, những chứng lý do lịch sử để lại để vi phạm chủ quyền trên hai quần đảo này của Việt Nam.
    Do vậy, với một lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc, với ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chúng tôi đã chọn đề tài “Quá trình xác chủ quyền lãnh thổ của vương triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường sa” làm đề tài nghiên cứu lịch sử với mong muốn tái hiện lại quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của dân tộc ta.
    Và cũng từ đó, thêm một lần nữa khẳng định một điều bất di bất dịch : Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã và đang trở thành một vần đề hết sức nóng bỏng, có liên quan đến nhiều nước và thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều học giả, giới nghiên cứu trên toàn thế giới.
    Hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nhà sử học trong và ngoài nước đã được ấn hành xuất bản có liên quan đến hai quần đảo này. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả uy tín nổi tiếng thế giới, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này cả về phương diện lịch sử và luật pháp quốc tế.
    Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu,Vũ Quang Việt (tổ chức thực hiện Đoàn Khắc Xuyên), “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, NXB Trẻ, 2008. Sách tập hợp một số bài nghiên cứu, bài báo và những tư liệu mới của các nhà sử học và các nhà nghiên cứu, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xét về mặt lịch sử và luật pháp quốc tế. sách đã đề cập đến bối cảnh của cuộc tranh chấp hiện nay đối với hai quần đảo này nói riêng và biển Đông nói chung, cũng như những ý kiến về một giải pháp cho cuộc tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế.
    Từ Đặng Minh Thu, “Cuộc tranh chấp về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa –Các vấn đề pháp lý”, Luận văn tốt nghiệp tại trường ĐH Luật kinh tế và KHXH Paris – Viện Đại học Quốc Tế.
    Cuốn sách “Huyện đảo Trường Sa”, được NXB Tổng hợp Phú Khánh xuất bản vào tháng 5-1988, ngay sau sự kiện Trung Quốc tấn công Hải quân nhân dân Việt Nam ngày 14-3-1988 tại quần đảo Trường Sa. Tập sách không chỉ cung cấp cho chúng ta những tư liệu lịch sử và địa lý được trọn lọc từ xưa tới nay, khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta đối với Trường Sa mà còn có nhiều bản văn thơ, những tấm ảnh thời sự nghệ thuất nóng hổi giới thiệu về thiên nhiên, con người, cuộc sống của cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa. Bao chùm lên tất cả là những biểu hiện và những việc làm thiết thực của đồng bào Phú Khánh ( Phú Yên, Khánh Hòa) và cả nước hướng về Trường Sa, chi viện cho Trường Sa hòa cùng dư luận quốc tế ủng hộ nhân dân ta và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc có nhiều hành động gây lấn chiếm, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
    Trên đây là hàng loạt những tác phẩm bao gồm cả sách và những bài viết đã được nghiên cứu và hoàn thành, của những nhà nghiên cứu có trình độ và tâm huyết trong và ngoài nước thực hiện, viết về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Ngoài ra còn hàng loạt những tác phẩm khác cũng viết về đề tài này như: “Tài liệu lịch sử chứng minh các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc” do nhà Sử học Phạm Hân nghiên cứu. Bài tham luận: “Các biện pháp duy trì hòa bình, ổn định và tăng cường hợp tác về biển Đông” của Trần Công Trực, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ, được trình bày tại hội thảo quốc tế về biển Đông, Hà Nội 2009. Hay Tham luận của Tiến sĩ Lan Storey, viện nghiên cứu Đông Nam Á, với tiêu đề: “Những chuyển biến gần đây trên biển Đông: Lý do để quan ngại” được trình bày tại hội thảo quốc tế về biển Đông ở Hà Nội tháng 12/2009 v v
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
    3.1. Mục tiêu của đề tài
    Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, đánh giá về một số tài liệu liên hệ về lịch sử, địa lý, tài nguyên .thuộc chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đề tài sẽ tập trung làm rõ quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ với hai quần đảo trên của dân tộc ta trong lịch sử, cụ thể là thời vương triều Nguyễn.
    3.2. Nhiệm vụ của đề tài
    Đề tài tìm hiểu một cách khái quát về các điều kiện tự nhiên và thiên nhiên của Hoàng Sa và Trường Sa. Quan trọng hơn là quá trình xác lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam qua các thời đại đặc biệt dưới thời vương triều Nguyễn.
    Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu các vấn đề sau:
    - Thứ nhất: là đi sâu vào tìm hiểu các chính sách, hình thức, biện pháp vương triều Nguyễn đã tiến hành để thực thi chủ quyền của nước ta trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
    Thứ hai: định hướng giải pháp cho Việt Nam trong việc tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Với đề tài này, thì phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong việc tập trung tìm hiểu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà sợi chỉ đỏ đó là làm lộ rỏ việc xác lập chủ quyền của dân tộc ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt thời vương triều Nguyễn (1802-1945) nhằm chống lại các quan xuyên tạc của các thế lực bên ngoài.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để giả quyết đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
    Phương pháp luận sử học
    Phương pháp logic học
    Phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp và thống kê từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau.
    Cùng với các phương pháp trên thì chúng tôi đã dựa và quan điểm sử học macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để chúng tôi tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này.
    6. Đóng góp của đề tài
    Với việc tìm hiểu, phân tích và tổng hợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau, song song với việc đưa ra những nhận định giá một cách khách quan và có tính hệ thống, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần dựng lại quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, để rồi từ đó thấy được công lao của hai vương triều này trong lịch sử, mối dây liên hệ trong quá khứ cũng như hiện tại.
    Và cũng thông qua đó, chúng tôi cũng mong muốn đề tài sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giúp thế hệ trẻ ngày nay và mai sau có lòng biết ơn sâu sắc đối với các triều đại có công, có ý thức và nhận thức đúng đắn về chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo đó nhằm chống lại các luận điệu xuyên tạc sự thật lịch sử của các thế lực bên ngoài.
    7. Bố cục đề tài
    Đề tài được ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Tài Liệu Tham Khảo, Phụ Lục, phần Nội dung gồm 3 chương:
    CHƯƠNG MỘT: NHỮNG TRANH CHẤP TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
    CHƯƠNG HAI: QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
    CHƯƠNG BA : ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...