Tài liệu Quá trình xã hội hóa và tầng lớp xã hội

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA VÀ TẦNG LỚP XÃ HỘI





    Theo nguyên tắc giáo dục, mỗi đứa
    trẻ, khi bước vào nhà trường đều có
    một sự khởi đầu như nhau. Trong
    thực tế, sự khởi đầu của mỗi đứa trẻ
    hoàn toàn khác nhau. Sự khởi đầu
    đó phụ thuộc vào vị trí của cha mẹ
    chúng, vị trí đó nằm ở thang bậc
    nào trong hệ thống cơ cấu xã hội.
    Cơ cấu xã hội là một khái niệm xã
    hội học để chỉ rằng vào một thời
    điểm lịch sử nhất định trong một xã
    hội có sự phân chia dân cư vào
    những vị trí xã hội, vốn được xem là
    những yếu tốảnh hưởng đến những
    Bà và cháu
    cơ may trong đời sống. Cơ may
    trong đời sống được phân bố không
    đồng đều theo những vị trí xã hội mà con người ta đảm nhận, góp phần phát triển cá
    nhân, thực hiện những khả năng, những mong muốn và những hy vọng. Và những đứa
    trẻ mà cha mẹ chúng nằm ở bậc thang dưới về thu nhập, quyền lực, giáo dục và uy thế
    sẽ bị cản trở trên con đường tiếp cận những nguồn tài nguyên của xã hội. Vì vậy mà các
    chính sách xã hội, chính sách về giáo dục được đưa ra nhằm để tạo một sự khởi đầu tốt
    đẹp cho mọi trẻ em trong xã hội. Ví dụđể hướng đến một thế hệ công dân tự tin,
    thông minh (tựa bài báo trong Sài Gòn Giải Phóng, 1/8/2005), chính phủ Thái Lan đã
    đề ra biện pháp tặng quà cho các bé sơ sinh. Theo đó, các bậc cha mẹ khi sinh con sẽ
    được tặng một bộ sách và đĩa CD bao gồm các bài hát ru, được các chuyên gia soạn
    thảo riêng với mục đích khuyến khích tư duy, vận động não bộ cho trẻ. Chính phủ cũng
    đang xem xét khả năng tặng sách miễn phí cho trẻ em.


    Nhưng một sự khởi đầu tốt đẹp, lại phụ thuộc rất nhiều vào quá trình xã hội hóa tại gia
    đình. Nói đến xã hội hóa tại gia đình tức là nói đến:


    Hành vi kiểm soát của các bậc cha mẹ,
    Mối quan hệ cảm xúc giữa cha mẹ và con,
    Nhấn mạnh đến sựđộc lập và thành tích,
    Loại hình truyền thông giữa cha mẹ và con cái.


    Gia đình được mô tả là cơ quan trung chuyển chính đối với sự tái sản xuất xã hội. Nhà
    xã hội học Rolff đưa ra giả thiết: Ðặc tính xã hội, đó là sự kết nối giữa những đặc điểm
    nhân cách của cha mẹ và sự phát triển của đứa trẻ có một mối quan hệ trực tiếp. Nói
    đến đặc tính xã hội tức là nói đến những đặc điểm nhân cách nhưđộng cơ về thành
    tích, những định hướng giá trị, trí thông minh và khả năng ngôn ngữ. Tài năng cá nhân
    của một đứa trẻ trong những gia đình công nhân không được hình thành do cha mẹ


    (*) Giáo viên cơ hữu Khoa Xã hội học, Ðại học Mở Bán công TP.HCM chúng có những thái độ giáo dục khác so với tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã
    hội. Vì vậy mà những đứa trẻ này gặp những khó khăn tại nhà trường và trong nghề
    nghiệp của chúng sau này. Và như vậy, đặc tính xã hội này lại góp phần tái sản xuất cơ
    cấu xã hội, tạo nên những thang bậc cao- giữa- thấp trong hệ thống phân tầng xã hội.
    Và đây cũng chính là vấn đề mà những nghiên cứu xã hội hóa theo những phân tầng xã
    hội đặt ra từ 50 năm nay. Vị trí của một gia đình trong cơ cấu xã hội (đặc biệt là cơ cấu
    nghề nghiệp) càng thấp, thì họ càng bị thiệt thòi về vật chất, xã hội và văn hóa. Và quá
    trình xã hội hóa tại gia đình không thể thúc đẩy tiềm năng nhận thức, động cơ và ngôn
    ngữ của trẻ. Những tiềm năng này vô cùng quan trọng đối với kết quả học tập tại nhà
    trường sau này.


    Mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và quá trình xã hội hóa tại gia đình:


    Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh không có mối quan hệ mạnh giữa hành vi của
    cha mẹ buộc con cái phải hướng theo ý muốn, chủđích của họ và tầng lớp xã hội.
    Tương tự như vậy, cũng không có một mối quan hệ mạnh giữa hành vi của cha mẹ
    đe dọa họ sẽ từ bỏ tình yêu đối với đứa trẻ nếu chúng không chịu từ bỏ hành vi của
    chúng theo ý muốn của cha mẹ và tầng lớp xã hội.
    Ngược lại, các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp công nhân chú ý nhiều đến kết quả của
    hành động, trong khi đó các bậc cha mẹ của tầng lớp trung lưu chú ý nhiều về chủ
    đích của đứa trẻ- để quyết định trừng phạt con cái hay không.
    Nói về mối quan hệ cảm xúc giữa cha mẹ và con cái tức là nói đến những quan tâm,
    giúp đỡđến chủđích hành động của đứa trẻ. Có một mối quan hệ giữa tầng lớp xã
    hội và sự giúp đỡ, quan tâm. Giới tính của các bậc cha mẹ có một vai trò đối với
    quan hệ này.
    Mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và chú trọng của cha mẹ vào tính độc lập và thành
    tích của đứa trẻ rất mạnh. Trẻ em của tầng lớp trung lưu được kỳ vọng phải có
    những thành tích cao, đặc biệt tại nhà trường, chúng buộc phải học cách độc lập
    ngay từ rất sớm. Các bà mẹ thuộc tầng lớp trung lưu luôn tìm cách phát triển khả
    năng trí tuệ và thành tích của đứatrẻ.
    Ðối với phân tích về mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và truyền thống trong gia
    đình, trước nhất phải kểđến Bernstein. Ông đưa ra giả thiết: Các thành viên của các
    tầng lớp có những điều kiện sống và làm việc khác nhau. Những điều kiện về mặt cơ
    cấu xã hội này đã hình thành nên hai thứ ngôn ngữ với hai mã khác nhau: Mã hữu
    hạn và mã phức tạp (Mã là hệ th các tín hiệu có thể truyền đạt thông tin). Mã hữu
    hạn có cấu trúc đơn giản, sử dụng nhiều đại từ nhân xưng và câu hỏi phụ, không
    thể hiện được cá tính của người nói. Mã phức tạp có cấu trúc tương đối phức tạp, sử
    dụng nhiều tính từ, động từ., thể hiện được đặc trưng cá tính của người nói.
    Bernstein đã tiến hành khảo sát ngôn ngữ trẻ em thuộc các tầng lớp xã hội khác
    nhau và đi đến nhận định rằng, trẻ em thuộc tầng lớp trung lưu có cả mã hữu hạn
    và mã phức tạp. Trong sử dụng, chúng có thể tùy theo hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
    để chọn dùng một trong hai mã. Trong khi đó thì con em của tầng lớp công nhân lao
    động chỉ có mã hữu hạn mà thôi. Mã phức tạp rất phù hợp với ngôn ngữở nhà
    trường, và như vậy, thành tích học tập của trẻ em thuộc các gia đình tầng lớp trung
    lưu cao hơn.


    Bernstein phân ra làm hai cơ cấu: Cơ cấu đóng khi hành vi của các thành viên trong
    gia đình được ấn định thông qua vị thế xã hội của họ (Mẹ, Cha, con trai, con gái) và Cơ cấu mở khi các thành viên trong gia đình được đối xử một cách uyển chuyển theo đặc
    điểm cá nhân của họ. Theo ông, một cơ cấu đóng khi các bậc cha mẹ có những kinh
    nghiệm làm việc hạn chế; một cơ cấu mở khi cha mẹ có những kinh nghiệm làm việc
    nhấn mạnh đến tính tự lập, sáng tạo. Và cơ cấu mở sẽ phù hợp với hệ thống tương tác
    và truyền thông hướng đến từng cá nhân trong gia đình; cơ cấu đóng sẽ hướng đến
    những vị thế của các thành viên trong gia đình.


    Theo Bernstein, sự tương tác hướng đến cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng
    những tiềm năng cho hành động xã hội sau này của đứa trẻ.


    Vai trò của kinh nghiệm nghề nghiệp


    Ðể có thể mô tả và giải thích rõ hơn về hoàn cảnh sống, vật chất cũng như xã hội của
    các gia đình, từ những năm 70, những cuộc nghiên cứu được tiến hành với những
    phương pháp chính xác hơn nhằm phân tích những điều kiện nào của các hoàn cảnh
    sống đối với sự hình thành nhân cách. Nhà xã hội học M.L. Kohn (1981) cho rằng những
    điều kiện nghề nghiệp sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển nhân cách, những
    điều kiện này đo được bằng độ tự khẳng định ở nơi làm việc của các bậc cha mẹ.
    Theo Kohn, những điều kiện nghề nghiệp của các tầng lớp trên là yếu tố thuận lợi để
    các thành viên có thểđưa ra những ý kiến của riêng họ, và nhờ vậy đã tạo niềm tin về
    khả năng có được hành động duy lý, nhận thức rõ về mục tiêu. Ngược lại, điều kiện làm
    việc ở những tầng lớp dưới yêu cầu sự thích nghi. Và như thế, các bậc cha mẹ sẽ truyền
    tải lại những định hướng giá trị của họ vào quá trình giáo dục tại gia đình. Cha mẹ sẽ
    giáo dục cho con về một thế giới, thế giới đó có được do họ thu nhận trong quá trình
    làm việc. Thông qua đó, trẻ em sẽđược chuẩn bị những định hướng giá trị và lối sống
    giống như cha mẹ của chúng: tuân thủ, nhấn mạnh đến những ảnh hưởng từ bên ngoài
    đối với gia đình tầng lớp công nhân; độc lập, nhấn mạnh đến sự tự chủở những gia
    đình có hoàn cảnh sống thuận lợi. Ý kiến của Kohn đúng ở chỗ cha mẹ thông qua hành
    vi giáo dục sẽ chuyển tải những thái độ và kỳ vọng hành vi vào đứa trẻ, những thái độ
    và kỳ vọng mà họ cho rằng rất quan trọng nơi làm việc của họ. Nhưng như một số nhà
    xã hội học khác nhận xét, cơ chế của sự trung chuyển đó như thế nào thì nghiên cứu
    của Kohn chưa chỉ ra được.


    Tương tự như vậy, Steinkamp và Stief (1978) cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa những
    điều kiện làm việc của cha mẹ, trình độ giáo dục của cha mẹ và những mục tiêu giáo
    dục khác nhau và thực tiễn giáo dục khác nhau. Những điều kiện quan trọng trong thực
    tiễn giáo dục để tạo ra một hành vi tự chủ cho đứa trẻđược xây dựng trên một quá
    trình làm việc của cha mẹ với những tiềm năng đánh giá, tư duy, sáng kiến, khả năng
    sử dụng ngôn ngữ, khả năng lập kế hoạch và tổ chức. Ngược lại, những nghề nghiệp ít
    có những đòi hỏi thậm chí không hề yêu cầu về tiềm năng tư duy và lập kế hoạch,
    không đòi hỏi những hành vi sáng tạo sẽđem đến những thực tiễn giáo dục mang tính
    tuân thủ, thụđộng.


    Không thể phủđịnh rằng có mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và những chiều cạnh của
    xã hội hóa gia đình, nhưng mối quan hệđó không phải là mạnh. Hoặc nói theo ngôn
    ngữ thống kê: Phương sai được giải thích trong tất cả các trường hợp đều dưới 10%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...